Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

DƯA HẤU - 西瓜

Còn gọi là dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua.

Tên khoa học Citrullus vulgaris Schrad.

Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

DƯA HẤU, 西瓜, dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua, Citrullus vulgaris Schrad., họ Bầu bí, Cucurbitaceae

Dưa hấu - Citrullus vulgaris

A. MÔ TẢ CÂY

Cỏ sống hằng năm, mọc bò, thân có lông nhất là ở ngọn và các đốt.

Lá xẻ thùy 3 đến 5, xẻ sâu, mỗi thùy cũng lại chia thùy nữa. Tua cuốn có 2-3 nhánh.

Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng, to. Hoa đực đơn độc, đài hình chuông, tràng 5, nhị 3 (do 4 nhị dính từng đôi, 1 cài rời). Hoa cái có đài, tràng giống hoa đực, 3 nhị lép dạng chi, bấu hạ, 3 ô, vòi nhụy ngắn, 3 đầu nhụy hình thận dày.

Quả hình cầu hay hình trứng, vỏ nhẵn bóng, màu lục đen, nhiều khi có vân sẫm, đường kính tới 30-40cm, thịt quả đỏ hay vàng đỏ rất nhiều nước, ngọt.

Hạt dẹt, bóng láng hay nhám mờ, màu đen nhạt hay đỏ.

Mùa quả ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7, ở các tỉnh miền Nam từ tháng 1 đến tháng 3-4 (trước và sau Tết Âm lịch).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Dưa hấu được trồng khắp các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam nước ta và ở nhiều nước nhiệt đới khác.

Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Hạt cũng được thu nhặt để làm thực phẩm.

Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý hơn. Thường chỉ có tính chất địa phương: Người ta dùng vỏ quả giữa của dưa hấu với tên tây qua thủy - Mesocarpium Citrulli. Vỏ dưa được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu xanh, phơi khô cỏ quả giữa mà dùng.

Ngoài ra người ta còn dùng lớp vỏ xanh phơi khô bới tên tây qua bì - Exocarpium Citrulli. Hạt dưa hấu cũng được thu nhặt phơi khô rang chín mà ăn hay làm nhân bánh, kẹo.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong dưa hấu, đặc biệt loại dưa hấu chua Enslen đã phân lập được từ 1956 một glucozit đặt tên elaterinide. Khi thủy phân axit, elaterinide sẽ cho glucoza và β elaterin hay cucurbitaxin E.

Trong hạt dưa hấu, J. Barksdale chiết được chất cucurboxitrin.

Theo bảng Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (Nhà xuất bản y học Hà Nội 1972, 63) trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protit, 1,3% gluxit, 0,3% xenluloza, 0,1% tro, 4,2mg% canxi, 6,8mg% P, 0,5ng% Fe, 0,10mg% caroten, 0,02mg% B1, 0,02mg% vitamin B2, 0,10mg% vitamin PP và 4mg% vitamin C.

Trong một loài dưa Citrullus colccyn this Schrad. (Coloquinte) dùng làm thuốc tẩy mạnh, Vauquelin và Braconnot đã chiết được một glucozit có tinh thể gọi là colocynthine C56H84O23, màu vàng, rất đắng, tan trong nước (1/20), trong cồn, không tan trong ête, khi thủy phân cho glucoza và colocynthin C44H64O13.

Ngoài ra còn colocynthilin và citrullin; trong hạt quả này người ta chiết được 15-17% dầu béo, chất nhầy và muối.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Quả dưa hấu được dùng chủ yếu trong nhân dân làm thức ăn bổ và mát vào mùa hè (Tết ở miền Nam vào đùng những ngày nóng nực), hạt rang lên ăn hay dùng làm bánh mứt kẹo.

Tại Marốc (bắc châu Phi) người ta dùng dưa hấu chế thành một thứ rượu uống: Khoét một mảnh vỏ hình nêm đổ vào đó một ít mật, thêm ít men rượu, đem vùi quả dưa hấu vài ngày trong một đống ngũ cốc (nếu không cho men, men cũng tự phát sinh). Đóng nêm lại. Sau ít ngày trong quả dưa hấu sẽ xuất hiện một thứ  nước uống có rượu, uống cũng có thể say như rượu.

Trong y học cổ truyền dân gian, người ta coi dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu; dùng trong những trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Ngày dùng 10-40g vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) dưới dạng thuốc sắc: Thêm nửa lít nước vào đun sối giữ sôi trong 15 phút rồi uống thay nước trong ngày.

Tại Malaixia, nước ép rễ dưa hấu dùng cầm máu sau khi đẻ hay sau khi bị đọa thai.

Đơn thuốc có vỏ dưa hấu:

   1. Chữa đi ỉa chảy: Vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 300ml; chia 3-4 lần uống trong ngày.

   2. Chữa cảm sốt, đầu váng, mắt hoa, nhiều mồ hôi: Tây qua bì 20g, hoa hay cành kim ngân 20g, trúc diệp 10g nước 500ml, đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Con sam
01/07/2025 11:33 CH

- 鱟 (鲎). Còn gọi là Kabutegami (Nhật). Tên khoa học Tachypleus tridentatus. Thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Giáp cổ (Nerostoma).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vạn tuế - 蘇鐵 (苏铁). Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Tên khoa học Cycas revoluta Thunb. Thuộc họ Tuế (Cycadaceae).
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Viễn chí - 遠志 (远志). Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí. Tên khoa học Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Chữ Polygala do chữ Polys là nhiều, gala là sữa vì bò ăn cây này có nhiều sữa. Tenuifolia = lá nhỏ. Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Ở nước ta theo các tài liệu, có nhiều cây thuộc chi Polygala.
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Vông vang - 黄葵. Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmiemusquée. Tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. (Abelmoschus moschatus Moench.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Vú bò - 山榕. Còn gọi là vú chó. Tên khoa học Ficus heterophyllus L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Vú sữa - 星萍果. Còn gọi là caimiteer, cahimitir. Tên khoa học Chrysophyllum cainiti L. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Vừng - 芝麻. Còn gọi là mè, du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, bắc chi ma, hồ ma. Tên khoa học Sesamum orientale L. Sesamum indicum Dc. Sesamum lutrum Retz. Thuộc họ Vừng (Pedaliaceae). Vừng và vừng đen (Semen Sesami) là vừng của rợ Hồ (tên cổ người Trung Quốc gọi nước Ấn Độ) do đó có trên hồ ma là vừng của người Hồ (Ma là vừng).
Vuốt hùm - 南蛇竻. Còn có tên là móc mèo, móc diều, trầu sa lực. Tên khoa học Caesalpinia minax Hance. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Xạ can - 射干. Còn gọi là cây rẻ quạt, la cho (Lang-biang), Iris tigré. Tên khoa học Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker., Ixia sinensis Murr.). Thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt.
Xạ hương - 麝香. Còn gọi là nguyên thốn hương, lạp tử, hươu xạ, sóc đất. Tên khoa học Moschus moschiferus L. Thuộc họ Hươu (Cervidae). Người ta dùng hạch thơm phơi khô của con hươu xạ. Trên thị trường thường gọi là xạ hương - Moschus.
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoài - 杧果. Còn gọi là muỗm, swai (Cămpuchia), makmouang (Viêntian), manguier. Tên khoa học Mangifera indica L. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xoan nhừ - 南酸棗 (南酸枣). Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ đào lộn hột (Anaardiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]