Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

DƯA HẤU - 西瓜

Còn gọi là dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua.

Tên khoa học Citrullus vulgaris Schrad.

Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

DƯA HẤU, 西瓜, dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua, Citrullus vulgaris Schrad., họ Bầu bí, Cucurbitaceae

Dưa hấu - Citrullus vulgaris

A. MÔ TẢ CÂY

Cỏ sống hằng năm, mọc bò, thân có lông nhất là ở ngọn và các đốt.

Lá xẻ thùy 3 đến 5, xẻ sâu, mỗi thùy cũng lại chia thùy nữa. Tua cuốn có 2-3 nhánh.

Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng, to. Hoa đực đơn độc, đài hình chuông, tràng 5, nhị 3 (do 4 nhị dính từng đôi, 1 cài rời). Hoa cái có đài, tràng giống hoa đực, 3 nhị lép dạng chi, bấu hạ, 3 ô, vòi nhụy ngắn, 3 đầu nhụy hình thận dày.

Quả hình cầu hay hình trứng, vỏ nhẵn bóng, màu lục đen, nhiều khi có vân sẫm, đường kính tới 30-40cm, thịt quả đỏ hay vàng đỏ rất nhiều nước, ngọt.

Hạt dẹt, bóng láng hay nhám mờ, màu đen nhạt hay đỏ.

Mùa quả ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7, ở các tỉnh miền Nam từ tháng 1 đến tháng 3-4 (trước và sau Tết Âm lịch).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Dưa hấu được trồng khắp các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam nước ta và ở nhiều nước nhiệt đới khác.

Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Hạt cũng được thu nhặt để làm thực phẩm.

Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý hơn. Thường chỉ có tính chất địa phương: Người ta dùng vỏ quả giữa của dưa hấu với tên tây qua thủy - Mesocarpium Citrulli. Vỏ dưa được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu xanh, phơi khô cỏ quả giữa mà dùng.

Ngoài ra người ta còn dùng lớp vỏ xanh phơi khô bới tên tây qua bì - Exocarpium Citrulli. Hạt dưa hấu cũng được thu nhặt phơi khô rang chín mà ăn hay làm nhân bánh, kẹo.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong dưa hấu, đặc biệt loại dưa hấu chua Enslen đã phân lập được từ 1956 một glucozit đặt tên elaterinide. Khi thủy phân axit, elaterinide sẽ cho glucoza và β elaterin hay cucurbitaxin E.

Trong hạt dưa hấu, J. Barksdale chiết được chất cucurboxitrin.

Theo bảng Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (Nhà xuất bản y học Hà Nội 1972, 63) trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protit, 1,3% gluxit, 0,3% xenluloza, 0,1% tro, 4,2mg% canxi, 6,8mg% P, 0,5ng% Fe, 0,10mg% caroten, 0,02mg% B1, 0,02mg% vitamin B2, 0,10mg% vitamin PP và 4mg% vitamin C.

Trong một loài dưa Citrullus colccyn this Schrad. (Coloquinte) dùng làm thuốc tẩy mạnh, Vauquelin và Braconnot đã chiết được một glucozit có tinh thể gọi là colocynthine C56H84O23, màu vàng, rất đắng, tan trong nước (1/20), trong cồn, không tan trong ête, khi thủy phân cho glucoza và colocynthin C44H64O13.

Ngoài ra còn colocynthilin và citrullin; trong hạt quả này người ta chiết được 15-17% dầu béo, chất nhầy và muối.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Quả dưa hấu được dùng chủ yếu trong nhân dân làm thức ăn bổ và mát vào mùa hè (Tết ở miền Nam vào đùng những ngày nóng nực), hạt rang lên ăn hay dùng làm bánh mứt kẹo.

Tại Marốc (bắc châu Phi) người ta dùng dưa hấu chế thành một thứ rượu uống: Khoét một mảnh vỏ hình nêm đổ vào đó một ít mật, thêm ít men rượu, đem vùi quả dưa hấu vài ngày trong một đống ngũ cốc (nếu không cho men, men cũng tự phát sinh). Đóng nêm lại. Sau ít ngày trong quả dưa hấu sẽ xuất hiện một thứ  nước uống có rượu, uống cũng có thể say như rượu.

Trong y học cổ truyền dân gian, người ta coi dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu; dùng trong những trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Ngày dùng 10-40g vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) dưới dạng thuốc sắc: Thêm nửa lít nước vào đun sối giữ sôi trong 15 phút rồi uống thay nước trong ngày.

Tại Malaixia, nước ép rễ dưa hấu dùng cầm máu sau khi đẻ hay sau khi bị đọa thai.

Đơn thuốc có vỏ dưa hấu:

   1. Chữa đi ỉa chảy: Vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 300ml; chia 3-4 lần uống trong ngày.

   2. Chữa cảm sốt, đầu váng, mắt hoa, nhiều mồ hôi: Tây qua bì 20g, hoa hay cành kim ngân 20g, trúc diệp 10g nước 500ml, đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thăng dược
07/07/2025 09:20 CH

- 升藥 (升药). Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thủy ngân - 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.
Thủy tiên - 水仙. Còn gọi là hoa thủy tiên. Tên khoa học Narcissus tazetta Linn. Thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Thủy tiên Narcissus do chữ Hy Lạp narkao là tê cóng, vì chỉ Narcissus thường gồm những cây có hương thơm, gây tình trạng sững sờ, tazetta do tiếng Ý tazza nghĩa là chén nhỏ, nhắc lại hình dáng của tràng hoa thủy tiên giống như cái chén nhỏ. Huyền thoại còn kể rằng thần Narcises mê say vẻ đẹp của mình quá đáng, luôn mê mải ngắm bóng mình bên dòng nước và biến thành cây hoa thủy tiên.
Thuyền thuế - 蟬蛻 (蝉蜕). Còn có tên là thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế. Thuyền thuế là xác lột (Periostracum cicadae) của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius thuộc họ Ve sầu (Cicadae) khi đang lớn lên, thiền = con ve, thuế = xác.
Tía tô - 紫蘇 (紫苏). Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit]. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây: (1) Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô. (2) Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. (3) Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô. (4) Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Tía tô dại - 山香. Còn gọi là é lớn tròng, tía tô giới ballote camphée. Tên khoa học Hyptis suaveolens (Linn). Poir. Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).
Tích dương - 鎖陽 (锁阳). Tên khoa học Caulis Cynomorii - Herba Cynomorii. Vị tích dương còn có tên địa mao cầu là thân thịt phơi hay sấy khô của cây tích dương - Cynomorium cocineum L. thuộc họ Tích dương (Cynomoriaceae).
Tiền hồ - 前胡. Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái. Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Tô hạp hương - 蘇合香 (苏合香). Tên khoa học Liquidambar orientalis Mill. Thuộc họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ta dùng tô hạp hương hay tô hạp du (Styrax liquidus) là nhựa dầu lấy ở cây tô hạp.
Tơ mành - 風車藤 (风车藤). Còn có tên là mạng nhện, dây chỉ. Tên khoa học Hiptage madablota Gaertn, (Hiptage benghalensis (l.) Kurz.). Thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae).
Tỏa dương - 蛇菰. Còn gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá, xà cô. Tên khoa học Balanophora sp. Thuộc họ Gió đất (Balanophoraceae).
Tóc rối - 血餘 (血余). Còn gọi là huyết dư, đầu phát, nhân phát, loạn phát. Tên khoa học Crinis. Người xưa cho rằng tóc là do huyết thừa sinh ra, cho nên gọi tóc là huyết dư (dư là thừa). Tóc nói ở đây là tóc người - Homo sapiens L. thuộc họ Người (Homominidae). Tóc nam hay nữ đều dùng được. Người có thể dùng tóc rửa sạch phơi khô hay đem đốt lên gọi là huyết dư thán - Crinis carbonisatus còn gọi là loạn phát thán hay đầu phái thán hoặc nhân phát thán.
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
Tỏi đỏ - 紅蔥 (红葱). Còn gọi là tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào). Tên khoa học Eleutherine subaphylla Gagnep. Thuộc họ La dơn (Iridaceae). Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với tên khoa học Bulbus Eleutherinis subaphyllae.
Tỏi độc - 秋水仙. Còn gọi là colchique. Tên khoa học Colchicum autumnale L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây tỏi độc cho ta những vị thuốc sau đây: 1. Dò tỏi độc Tuber Colchici hay Bulbus Colchici là dò cây tỏi độc hái về phơi khô. 2. Hạt tỏi độc: Semen Colchici là hạt phơi hay sấy khô của cây tỏi độc. Ngoài cây tỏi độc - Colchicum autumnale L. ra, ta còn dùng dò và hạt của nhiều loài khác như Colchicum speciosum Stev... Colchicum variegatum L. hoặc cây Androcymbium gramineum Mac Bride cùng họ và cũng chứa hoạt chất colchixin.
Trà tiên - 羅勒疏柔毛變種 (罗勒疏柔毛变种). Còn gọi là é, é trắng, tiến thực. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Trám - 橄欖 (橄榄). Còn gọi là cảm lãm, trám trắng, cà na, thanh quả, đêm ta lát (Cămpuchia). Tên khoa học Canarium album (Lour) Raensch (Canarium sinensis Rumph, Pimela alba Lour.). Thuộc họ Trám (Burseraceae). Thanh quả (Fructus Canarii) là quả trám trắng chín phơi hay sấy khô. Còn có tên là can thanh quả hay cảm lãm.
Trầm hương - 沉香. Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d'aigle, bois d'aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae). Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm - chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Tràm và khuynh diệp Tên tràm và khuynh diệp hiện nay thường được dùng lẫn lộn để chỉ một số cây cho tinh dầu có mùi và công dụng gần giống nhau, hoạt chất căn bản cũng như nhau, nhưng tỷ lệ hoạt chất có khác nhau, do đó cần chú ý để tránh nhầm lẫn, cũng như khi cần giới thiệu với nước ngoài.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]