Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TỤC ĐOẠN - 續斷 (续断)

Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng).

Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq.

Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

TỤC ĐOẠN, 續斷, 续断, sâm nam, đầu vù, rễ kế, djaou pa en, Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq., họ Tục đoạn, Dipsacaceae

Tục đoạn - Dipsacus japonicus

Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn.

Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống.

Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thùy, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên.

Cụm hoa hình trứng hay hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm.

Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở các savan cỏ có đất vôi và sét, độ cao 1400-1700m tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Sapa, Bình Lư (Lào Cai), Hà Giang, Tuyên Quang.

Bắt đầu được khai thác vào khoảng từ năm 1935, vào các tháng 8-10 đào lấy rễ, cắt bỏ mẩu thân và rễ con, phơi khô hay sấy khô là được.

Nhưng cũng có nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ con như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rễ mềm, chất thành đống, đậy bao tải lên đợi cho rễ ẩm lại và chờ cho đến khi mặt vỏ ngoài có vàng hay hơi xám, giữa rễ có màu xanh thì đưa ra phơi khô hay sấy khô.

Hiện nay nhu cầu trong và ngoài nước về tục đoạn rất lớn, việc khai thác những cây mọc hoang không đủ nhu cầu. Cần chú ý trồng ngay tại những nơi có cây mọc hoang. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây non.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tục đoạn ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hiện chưa được thống nhất.

Có tài liệu nói trong tục đoạn có một anclaoit gọi là lamiin, ít tinh dầu và chất màu.

Sơ bộ nghiên cứu tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng axit với giấy quỳ, cho phản ứng dương với các thuốc thử chung của ancaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh, 1961, Bộ môn dược liệu).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dipsacus pilosus (cùng chi khác loài với tục đoạn) người ta thấy với liều 0,2-0,3g cao đối với 1kg thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên đồng thời biên độ mạch cũng tăng. Hơi thở mau và sâu.

Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dipsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tục đoạn thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.

Liều dùng: Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ: Tục đoạn có vị đắng, cay, tính hơi ôn; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau an thai; dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.

Bài thuốc có tục đoạn dùng trong nhân dân:

   1. Chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm. Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai.

   2. Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn: Tục đoạn 40g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

   1. Ngoài vị tục đoạn Dipsacus japonicus kể trên, trong đông y còn dùng rễ cây Dipsacus asper Wall, cùng họ với tên xuyên tục đoạn, vì chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) còn mọc ở Vân Nam, Tây Tạng.

   Theo A. Petelot, cây tục đoạn của ta là Dipsacus asper nhưng so sánh cây tục đoạn khai thác ở ta với hình vẽ và mô tả các loài Dipsacus chúng tôi thấy tục đoạn của ta giống Dipsacus japonicus hơn.

   2. A. Petelot còn giới thiệu một vị nữa mang tên tục đoạn là rễ cây khổ chu thái Sonchus oleraceus L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

   Thực tế chúng tôi chưa có dịp thấy ai dùng vị này với tên tục đoạn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thiên trúc hoàng
12/05/2025 08:23 CH

- 天竹黄. Còn có tên là trúc hoàng phấn, phấn nứa, trúc cao. Tên khoa học Concretio silicea Bambusa hay Tabashir. Thiên trúc hoàng là cặn đọng ở đốt một số cây nứa mọc ở nước ta, tên khoa học của nứa là Bambusa sp. thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Những cây n...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bọ mẩy - 大青. Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt. Tên khoa học Clerodendron cyrtophyllum Turcz. (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bời lời nhớt - 潺槁樹 (潺槁树). Còn gọi là mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời. Tên khoa học Litsea glutinosa C. B. Rob. (Litsea sebifera Pers.). Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Bối mẫu - 貝母. Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu: (1) Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirr - hosae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria royleo Hook. - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D.Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae); (2) Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei Hook - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Chú thích về tên - Có hai cách giải thích về tên bối mẫu: (1) Đào Hoàng Cảnh, một thầy thuốc cổ, cho rằng vì bối mẫu giống như hạt bối tử, một vị thuốc trung dược khác, tụ tập lại nên gọi bối mẫu; (2) Một thuyết khác lại cho rằng vì vị thuốc bám vào rễ chi chít như đàn con bám vào mẹ và lại quý như bảo bối cho nên gọi tên như vậy.
Bòn bọt - 毛果算盤子 (毛果算盘子). Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây). Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Bông báo - 大花老鸦嘴. Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chủy, madia (Mèo). Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bông gạo - 木棉. Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar. Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. C.) Merr. (Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav.). Thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bóng nước - 鳳仙花 (凤仙花). Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, boong móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae).
Bông ổi - 馬纓丹 (马缨丹). Còn gọi là ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình). Tên khoa học Lantana camara L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bứa - 木竹子. Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Bụng báng - 桄榔. Còn gọi là báng, cây đoác, palmier à sucre. Tên khoa học Arenga saccharifera Labill., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.). Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).
Bùng bục - 毛桐. Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa kok po hou (Lào). Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. et Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bưởi - 柚. Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao tchiou (Thái), kroth thlong (Cămphuchia) makkamtel, makphuc, maksom (Lào). Tên khoa học Citrus maxima (Buru) Merrill;Citrus grandis Osbeck. Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Bưởi bung - 山小橘. Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái). Tên khoa học Glycosmis pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ 2 cây: 1 cây có tên khoa học và mô tả sau đây, 1 cây nữa có lá đơn nguyên sẽ giới thiệu trong phần chú thích và có tên khoa học là Acronychia laurifolia Bl. thuộc cùng họ.
Bướm bạc - 玉葉金花 (玉叶金花 ). Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái). Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cà chua - 番茄. Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp). Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dái dê tím - 茄子. Tên khoa học Solanum melongena L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa tím - 刺天茄. Còn gọi là cà hoang, cà gai, cà hoang gai hoa tím. Tên khoa học Solanum indicum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]