Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TỤC ĐOẠN - 續斷 (续断)

Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng).

Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq.

Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

TỤC ĐOẠN, 續斷, 续断, sâm nam, đầu vù, rễ kế, djaou pa en, Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq., họ Tục đoạn, Dipsacaceae

Tục đoạn - Dipsacus japonicus

Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn.

Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống.

Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thùy, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên.

Cụm hoa hình trứng hay hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm.

Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở các savan cỏ có đất vôi và sét, độ cao 1400-1700m tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Sapa, Bình Lư (Lào Cai), Hà Giang, Tuyên Quang.

Bắt đầu được khai thác vào khoảng từ năm 1935, vào các tháng 8-10 đào lấy rễ, cắt bỏ mẩu thân và rễ con, phơi khô hay sấy khô là được.

Nhưng cũng có nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ con như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rễ mềm, chất thành đống, đậy bao tải lên đợi cho rễ ẩm lại và chờ cho đến khi mặt vỏ ngoài có vàng hay hơi xám, giữa rễ có màu xanh thì đưa ra phơi khô hay sấy khô.

Hiện nay nhu cầu trong và ngoài nước về tục đoạn rất lớn, việc khai thác những cây mọc hoang không đủ nhu cầu. Cần chú ý trồng ngay tại những nơi có cây mọc hoang. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây non.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tục đoạn ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hiện chưa được thống nhất.

Có tài liệu nói trong tục đoạn có một anclaoit gọi là lamiin, ít tinh dầu và chất màu.

Sơ bộ nghiên cứu tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng axit với giấy quỳ, cho phản ứng dương với các thuốc thử chung của ancaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh, 1961, Bộ môn dược liệu).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dipsacus pilosus (cùng chi khác loài với tục đoạn) người ta thấy với liều 0,2-0,3g cao đối với 1kg thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên đồng thời biên độ mạch cũng tăng. Hơi thở mau và sâu.

Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dipsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tục đoạn thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.

Liều dùng: Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ: Tục đoạn có vị đắng, cay, tính hơi ôn; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau an thai; dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.

Bài thuốc có tục đoạn dùng trong nhân dân:

   1. Chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm. Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai.

   2. Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn: Tục đoạn 40g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

   1. Ngoài vị tục đoạn Dipsacus japonicus kể trên, trong đông y còn dùng rễ cây Dipsacus asper Wall, cùng họ với tên xuyên tục đoạn, vì chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) còn mọc ở Vân Nam, Tây Tạng.

   Theo A. Petelot, cây tục đoạn của ta là Dipsacus asper nhưng so sánh cây tục đoạn khai thác ở ta với hình vẽ và mô tả các loài Dipsacus chúng tôi thấy tục đoạn của ta giống Dipsacus japonicus hơn.

   2. A. Petelot còn giới thiệu một vị nữa mang tên tục đoạn là rễ cây khổ chu thái Sonchus oleraceus L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

   Thực tế chúng tôi chưa có dịp thấy ai dùng vị này với tên tục đoạn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Thổ cao ly sâm
15/05/2025 07:36 CH

- 土人參 (土人参). Còn gọi là sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Tên khoa học Talinul crassifolium Willd. (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.). Thuộc họ Rau sam (Portulaceaceae). Nhiều người vẫn nhầm cây này gọi là ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
Quán chúng - 貫眾. Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta. "Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy. Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.
Quít - Trần bì - 橘 - 橘皮. Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier (Pháp). Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Cây quít cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quít phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt. 2. Quất hạch (Semen Citri diliciosae) là hạt quít phơi khô. 3. Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quít còn xanh.
Ráng trắc - 鐵線蕨 (铁线蕨). Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus. Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus - Sw., A. emarginatum Bory). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên Adiantum capillus - veneris do chữ Capillus là tóc. Veneris là Vệ nữ vì cây có cuống lá đen bóng đẹp như tóc của thần vệ nữ (Trong thần thoại Hy Lạp, Vệ nữ là một nữ thần đẹp). Thiết là màu đen, tuyến là sợi nhỏ vì cây có cuống lá nhỏ, màu đen.
Rau cần tây - 旱芹. Tên khoa học Apium graveolens L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]