Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TỤC ĐOẠN - 續斷 (续断)

Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng).

Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq.

Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

TỤC ĐOẠN, 續斷, 续断, sâm nam, đầu vù, rễ kế, djaou pa en, Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq., họ Tục đoạn, Dipsacaceae

Tục đoạn - Dipsacus japonicus

Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn.

Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống.

Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thùy, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên.

Cụm hoa hình trứng hay hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm.

Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở các savan cỏ có đất vôi và sét, độ cao 1400-1700m tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Sapa, Bình Lư (Lào Cai), Hà Giang, Tuyên Quang.

Bắt đầu được khai thác vào khoảng từ năm 1935, vào các tháng 8-10 đào lấy rễ, cắt bỏ mẩu thân và rễ con, phơi khô hay sấy khô là được.

Nhưng cũng có nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ con như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rễ mềm, chất thành đống, đậy bao tải lên đợi cho rễ ẩm lại và chờ cho đến khi mặt vỏ ngoài có vàng hay hơi xám, giữa rễ có màu xanh thì đưa ra phơi khô hay sấy khô.

Hiện nay nhu cầu trong và ngoài nước về tục đoạn rất lớn, việc khai thác những cây mọc hoang không đủ nhu cầu. Cần chú ý trồng ngay tại những nơi có cây mọc hoang. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây non.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tục đoạn ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hiện chưa được thống nhất.

Có tài liệu nói trong tục đoạn có một anclaoit gọi là lamiin, ít tinh dầu và chất màu.

Sơ bộ nghiên cứu tục đoạn Việt Nam thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng axit với giấy quỳ, cho phản ứng dương với các thuốc thử chung của ancaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh, 1961, Bộ môn dược liệu).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dipsacus pilosus (cùng chi khác loài với tục đoạn) người ta thấy với liều 0,2-0,3g cao đối với 1kg thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên đồng thời biên độ mạch cũng tăng. Hơi thở mau và sâu.

Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dipsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tục đoạn thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.

Liều dùng: Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ: Tục đoạn có vị đắng, cay, tính hơi ôn; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau an thai; dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.

Bài thuốc có tục đoạn dùng trong nhân dân:

   1. Chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm. Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai.

   2. Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn: Tục đoạn 40g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

   1. Ngoài vị tục đoạn Dipsacus japonicus kể trên, trong đông y còn dùng rễ cây Dipsacus asper Wall, cùng họ với tên xuyên tục đoạn, vì chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) còn mọc ở Vân Nam, Tây Tạng.

   Theo A. Petelot, cây tục đoạn của ta là Dipsacus asper nhưng so sánh cây tục đoạn khai thác ở ta với hình vẽ và mô tả các loài Dipsacus chúng tôi thấy tục đoạn của ta giống Dipsacus japonicus hơn.

   2. A. Petelot còn giới thiệu một vị nữa mang tên tục đoạn là rễ cây khổ chu thái Sonchus oleraceus L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

   Thực tế chúng tôi chưa có dịp thấy ai dùng vị này với tên tục đoạn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Thổ cao ly sâm
15/05/2025 07:36 CH

- 土人參 (土人参). Còn gọi là sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Tên khoa học Talinul crassifolium Willd. (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.). Thuộc họ Rau sam (Portulaceaceae). Nhiều người vẫn nhầm cây này gọi là ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hồng xiêm - 人心果. Còn gọi là tầm lức, sacôchê, sabôchê, sapotillier. Tên khoa học Achras sapota l., Sapota achras Mill. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Húng quế - 羅勒 (罗勒). Còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mreas preou (Campuchia), gand basilic, basilic commum. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. basilicum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hương bài - 山菅蘭 (山菅兰). Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan. Tên khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianella odorata Lamk. Dianella javanica Kunth., Dianella sandwicensis Hook. et Arn. Dianella nemorosa (L.) DC.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên hương bài dùng để chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
Hương lâu - 香根草. Còn gọi là cỏ hương bài, hương lau. Tên khoa học Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash.- Andropogon squarrosus Hack. Thuộc họ Lúa (Gramineae hay Poaceae).
Hương nhu - 香薷. Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ở Việt Nam có 2 loại cây hương nhu: (1) Hương nhu tía (Herba Ocimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu (Ocimum sanctum L.); (2) Hương nhu trắng (Herba Ocimi Gratissimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.). Tại Trung Quốc, tên hương nhu lại dùng để chỉ: (3) Hương nhu Trung Quốc (Herba Elsholtziae) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của một loài kinh giới Elsholtzia patrini Garcke hay của một loài gần giống Elsholtzia haichowensis. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm.
Hương phụ - 香附. Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus Linné. Thuộc họ Cói (Cyperaccae). Vị hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Huyền sâm - 玄參 (玄参). Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Tên khoa học Scrophularia buergeriana Miq. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scrophularia oldhami Oliv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl. Tên huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen (huyền là đen).
Huyết giác - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết kiệt - 山石榴. Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
Hy thiêm - 豨簽 (豨莶). Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa. Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta. Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
Ích mẫu - 益母草. Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn. Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc: Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu; Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Ích trí nhân - 益智仁. Còn gọi là ích trí, ích trí tử. Tên khoa học Alpinia oxyphylla Miq. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.). Vì vị thuốc giúp ích tỳ vị cho nên có tên như thế.
Ké hoa đào - 地桃花. Còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn (Thái), bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa. Tên khoa học Urena lobata L. (Urena monopetala Lou., Urena sinuata L., Urena scabruiscula DC.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]