Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TRINH NỮ HOÀNG CUNG - 西南文殊蘭 (西南文殊兰)

Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan.

Tên khoa học Crinum latifolium L.

Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae.

TRINH NỮ HOÀNG CUNG, 西南文殊蘭, 西南文殊兰, Hoàng cung trinh nữ, Tây nam văn châu lan, Thập bát học sĩ, tỏi Thái Lan, Crinum latifolium L., Thuỷ tiên, Amaryllidaceae

Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium

Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.

A. MÔ TẢ CÂY

Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây, to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 3-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.

Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nhân dân thường nói rằng trinh nữ hoàng cung chỉ mọc ở Thái Lan, Cămpuchia nhưng thực tế ở Việt Nam cũng có mọc từ lâu và hiện nay thấy trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.

Ở Việt Nam bộ phân dùng là lá dùng tươi hay phơi hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. Nhưng ở một số nước người ta dùng cán hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Năm 1984, Ghosal (Ấn Độ) đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thủy phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin (J. Chem. Res., 1983).

Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là 2 ancaloit pyrolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorimin, ambelin và lycorin.

Năm 1986, Ghosal còn công bố tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin (C. A., 1987, vol. 106. 64286n). Năm 1989, Ghosal còn chiết được từ dịch ép của cán hoa trinh nữ hoàng cung 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin (Phytochemistry, 1989, 28(9), 2535-7).

Một số nhà khoa học Nhật Bản (Kobayashi, Shigeru., Tomoda, Masashi, vol. 102. 3236s và 128865c, 21140k) cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tiền liệt tuyến (đối với nam giới) với cách dùng như sau:

   Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn l-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày.

   Tổng cộng 3 đợt uống là 7x3x3 là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.

   Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt.

   Nhưng có một số bệnh nhân uống thêm cùng nước sắc trinh nữ hoàng cung nước sắc một “đơn thuốc bổ thận”, khi hỏi từ đâu có đơn thuốc này, thì câu trả lời không rõ ràng, nhưng vì tôi được đọc một bản chụp một tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài gửi về (không thấy ghi tên, ngày tháng), nhiều người chỉ uống nước sắc trong đơn thuốc này không cùng uống nước sắc trinh nữ hoàng cung mà cũng khỏi cho nên tôi cứ ghi lại ờ đây để mọi người cùng theo dõi, đơn thuốc có 18 vị như sau:

         Chế viễn chi: 8g                                 Liên nhục: 12g

         Đảng sâm: 12g                                   Thục địa: 12g

         Quảng bì: 12g                                    Mẫu đơn: 8g

         Hắc đỗ trọng: 12g                              Hắc táo nhân: 16g

         Son thù nhục: 8g                                Trích hoàng kỳ: 8g

         Phục linh: 12g                                    Trích thảo: 8g

         Nhục thung dung: 12g                       Ngưu tất: 12g

         Câu kỷ tử: 12g                                   Hoài sơn: 12g

         Bạch truật: 8g                                    Trạch tả: 12g

Để tiện cho người dùng cũng như tiện cho người thầy thuốc theo dõi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: Trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên.

   Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thì cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận cùng với 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Biến hóa
21/04/2025 07:47 CH

- 尾花細辛 (尾花细辛). Còn gọi là thổ tế tân, quán chi (Mèo). Tên khoa học Asarum caudigerum Hance. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cỏ mần trầu - 牛筋草. Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cỏ trói gà - 錦地羅 (锦地罗). Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất. Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.). Thuộc họ cây Bắt ruồi (Droseraceae).
Cóc mẳn - 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tô Oldenlandia corymbosa Sind.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
Cói - 茳芏. Còn gọi là lác. Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Côn bố - 昆布. Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt (có tên khoa học là Laminaria japonica). Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). "Côn" có nghĩa là cùng, là giống; "bố" là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Con rết - 蜈蚣. Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Tên khoa học Scolopendra morsitans L.. Thuộc họ Ngô công (Scolopendridae). Ngô công là toàn con rết Scolopendra monrsitans L. phơi hay sấy khô.
Cốt toái bổ - 骨碎補. Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó (Thái ở châu Quỳnh Nhai), co in tó (Thái ở Điện Biên), cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei J. Sm. (Polypodium fortunei O. Kuntze). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cốt toái bổ hay bổ cốt toái (Rhizoma Drynariae fortunei) là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
Củ cải - 莱菔. Còn có tên là rau lú bú, củ cải, la bặc tử, lai phục tử. Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ Cải (Brassicaceae). La bặc tử (Semen Raphani) là hạt phơi hay sấy khô của cây cải củ (củ cải).
Củ cấu - 菱. Còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực, (Trung Quốc) macre, krecchap (Cămpuchia). Tên khoa học Trapabicornis L. Thuộc họ Củ ấu (Hydrocaryaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]