Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TRĂN - 蚺蛇

Tên khoa học Python molurus (trăn mốc), Python reticulatus (trăn mắt võng).

Thuộc họ Trăn (Boidae).

TRĂN, 蚺蛇, Python molurus, trăn mốc, Python reticulatus, trăn mắt võng, họ Trăn, Boidae

Trăn hoa - Python molorus Linnaeus

TRĂN, 蚺蛇, Python molurus, trăn mốc, Python reticulatus, trăn mắt võng, họ Trăn, Boidae

Trăn mắt võng - Python réticulatu Schneider

Con trăn cho ta xương trăn để nấu cao làm thuốc.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Ở nước ta có phổ biến hai loại trăn đều được dùng làm thuốc:

1. Trăn mốc - Python molorus. Có tác giả chia loài này thành hai loài phụ, theo phân loại này thì trăn mốc ở nước ta thuộc loài phụ Python molorus bivittatus, phổ biến trong toàn quốc, thân có thể dài tới 6-8m, thường sống ở những  rừng thưa, núi đá thấp gần nước. Đôi khi nó leo vắt trên cành cây. Trăn ăn những con vật có móng nhỏ như dê, sơn dương, hoẵng, khỉ, gậm nhấm, đôi khi cả chim. Mỗi năm vào mùa xuân trăn đẻ một lần, tùy theo kích thước trăn đẻ từ 8 đến 100 trứng. Sau khi đẻ, trăn lấy thân quấn tròn để ấp trứng. Sau chừng một tháng trăn con nở ra, lúc đầu dài khoảng 50-60cm, sau 4 năm có thể dài tới 4m, tối đa trăn sống 25 tuổi.

2. Trăn mắt võng - Python réticulatu - có nhiều ở miền Nam nước ta. Trăn mắt võng dài hơn trăn mốc, có thể dài tới 10m, trung bình 7-8m. Thức ăn của trăn mắt võng cũng giống như trăn mốc. Trăn cái đẻ 10 đến 103 trứng. Trăn con  nở ra dài 60cm, sau 4-5 năm dài tới 3m, Người ta cho rằng tuổi trăn mắt võng tối đa là 21 năm.

B. PHÂN BỐ, SĂN BẮT VÀ CHẾ BIẾN

Trăn sống hoang dại trong rừng núi nước ta. Trăn không có răng độc như rắn, bắt mồi bằng cách ngoạm lấy chân kẻ thù rồi lấy thân quấn ép mồi cho chết ngạt trước khi nuốt.

Thường trăn không phải là loài người ta tìm săn bắt mà do tình cờ gặp, mà bắt.

Trăn cho thịt ăn ngon, da thuộc làm đồ dùng, còn xương và máu trăn dùng làm thuốc. Xương trăn dùng nấu cao như nấu cao xương động vật khác.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu riêng về thành phần một số bộ phận được dùng làm thuốc của trăn.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Bộ phận phổ biến nhất của con trăn làm thuốc là xương được dùng nấu thành cao đặc, trông giống như một số cao xương động vật khác.

Theo kinh nghiệm nhân dân, cao trăn dùng chữa đau nhức xương, đặc biệt đau cột sống. Mỗi ngày uống 5-10g cao này hấp nóng với rượu, hoặc uống lẫn với một số vị thuốc khác.

Máu trăn cũng chữa hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng. Cũng pha dưới dạng rượu.

Ngoài ra người ta còn nói mỡ trăn bôi lên da có tác dụng làm râu tóc không mọc ra ngoài mà lại mọc ngược vào trong, nhưng chưa ai có dịp kiểm tra thực hư như thế nào.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sâu ban miêu
03/07/2025 02:02 SA

- 斑蝥. Cantharis Mylabris. Còn gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp). Tên khoa học Cantharis vesicaroria, lytta vesicatoria Fabr., Mylabris phalerata Pall., Mylabris cichorii Linn. Thuộc họ Ban m...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
Thiên tiên tử - 天仙子. Còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules. Tên khoa học Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thiên trúc hoàng - 天竹黄. Còn có tên là trúc hoàng phấn, phấn nứa, trúc cao. Tên khoa học Concretio silicea Bambusa hay Tabashir. Thiên trúc hoàng là cặn đọng ở đốt một số cây nứa mọc ở nước ta, tên khoa học của nứa là Bambusa sp. thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Những cây nứa này bị một loại bệnh làm cho chất nước trong cây ngưng đọng lại. Tên những cây nứa ở nước ta chưa được xác định chắc chắn, vì ít khi thấy có hoa hoặc quả. Có tác giả xác định là Arundinaria racemosa Munro hoặc Bambusa arundinacea Retz (A. Petelot 1954). Theo các tác giả Trung Quốc (Dược tài học 1960) các loài nứa có thiên trúc hoàng lại thuốc các loài Phyllotachys reticulaa C. Koch hoặc Phyllotachys nigra Munro var henonis Makino thuộc cùng họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Thổ cao ly sâm - 土人參 (土人参). Còn gọi là sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Tên khoa học Talinul crassifolium Willd. (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.). Thuộc họ Rau sam (Portulaceaceae). Nhiều người vẫn nhầm cây này gọi là cây nhân sâm, cần chú ý để phân biệt.
Thổ hoàng liên - 馬尾黃連 (马尾黄连). Tên khoa học Thalictrum foliolosum D.C. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Thổ hoàng liên (Rhizoma Thalictri) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum D.C.) và nhiều loài khác thuộc giống Thalictrum.
Thổ phục linh - 土茯苓. Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.
Thổ tam thất - 狗頭七 (狗头七). Còn gọi là nam bạch truật, tam thất giả, bầu đất dại, ngải rét (Sađec), dru baba cao (Phan Rang), kuê mang (Nha Trang). Tên khoa học Gynura pseudochina DC. (Cacalia bulbosa Lour). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Thỏ ty tử - 菟絲子 (菟丝子). Còn gọi là cây tơ hồng, miễn tử, đậu ký sinh, hạt cây tơ hồng. Tên khoa học Cuscuta sinesis Lamk. (Cuscuta hygrophilae Pears., C. hyalina Wight.). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Thỏ ty tử (Semem Cuscutae sinensis) là hạt phơi hay sấy khô của cây tơ hồng.
Thóc lép - 大葉山螞蝗 (大叶山蚂蝗). Còn có tên là cỏ cháy, bài ngài. Tên khoa học Desmodium gangeticum DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Thồm lồm - 火炭母. Còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang). Tên khoa học Polygonum sinense L..Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta dùng toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô.
Thòng bong - 曲軸海金沙 (曲轴海金沙). Còn gọi là bòng bong, dương vong, thạch vĩ dây. Tên khoa học Lygodium flexuosum Sw. Thuộc họ Thòng bong (Schizaeaceae). Ta dùng toàn cây thòng bong phơi hay sấy khô - Herba Lygodi.
Thốt nốt - 糖棕. Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier. Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae).
Thuốc bỏng - 落地生根. Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophylum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên "thuốc bỏng" vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con.
Thược dược - 芍藥 (芍药). Trên thị trường có 2 loại thược dược: 1. Bạch thược là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall., (Paeonia albiflora Pall); 2. Xích thược là rễ của 3 cây khác nhau: Paeonia lactiflora Pall., Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, và một số loài khác nữa. Tất cả đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Thuốc giấu - 紅雀珊瑚 (红雀珊瑚). Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilanthus tithymaloides (Linn.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thường sơn - 常山. Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae). Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Vị Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn; (2) Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]