Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THỐT NỐT - 糖棕

Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier.

Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.).

Thuộc họ Dừa (Palmaceae).

thốt nốt, 糖棕, thnot, mak tan kok, palmier à sucre, rondier, Borasus flabellifer L., Pholidocarpus tunicatus H. Wendl., họ Dừa, Palmaceae

Thốt nốt - Borasus flabellifer

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể cao tới 30m, trên ngọn có 1 tán lá xòe rộng. Lá có cuống dài, mặt lá màu xanh đậm, bóng mỡ trông tựa tàu lá cọ.

Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Bông mo đực to hơn, phân nhánh nhiều hơn.

Quả thốt nốt to, tròn như quả dừa, nhưng bên trong đặc, trong suốt thường chứa ba nhân cứng, dẹt, đầu có một lỗ thủng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây thốt nốt trồng phổ biến ở miền Nam nhiều nhất từ Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang.

Ngoài ra còn thấy trồng ở Cămpuchia, Lào. Tại Cămpuchia người ta trồng thốt nốt ở quanh nhà, góc vườn, dọc đường đi. Cây chịu cả khô hạn và úng ngập. Trồng bằng hạt, sống lâu hàng trăm năm, khi cây 15-20 tuổi bắt đầu ra quả.

Tại Ấn Độ, người ta trồng thốt nốt trên quy mô lớn, mỗi tỉnh đủ sản xuất tới 15 tấn đường thốt nốt một năm.

Thốt nốt được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chế đường rượu, một số ít được dùng làm thuốc. Những bộ phận được dùng làm thuốc bao gồm cuống cụm hoa, đường thốt nốt là dịch chảy từ cụm hoa, cây non, rễ.

Khi thốt nốt ra hoa, vào chiều tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi đã cắt một đoạn đầu hoa, bằng đốt ngón tay. Để suốt một đêm, thu được chừng 1 lít nước thốt nốt. Nước thốt nốt lấy ban đêm ít chua, vị ngọt rất thơm, ủ với men nhẹ được thứ rượu nhẹ như bia, dùng men nặng hơn sẽ được rượu nặng.

Cây thốt nốt đã lấy nước thì không cho quả nữa. Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chín, nếu giã ra lọc sẽ được thứ bột dẻo, trắng như bột nếp. Nhiều nơi đợi quả già, giã lấy bột làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè.

Một cây thốt nốt cho từ 20-30 quả, đặc biệt có những cây 50-60 quả. Cây đực không có quả, không có nước, nhưng vẫn có hoa. Hoa ra được một tháng thì teo lại.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong nước chảy từ bông mo thốt nốt chứa rất nhiều đường sacaroza (từ 10-15%).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cuống cụm hoa được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu, dùng trong những trường hợp kèm theo viêm tấy, sốt rét, lá lách to: Cắt cuống cụm hoa thành từng miếng mỏng, cân 100g, thêm 600ml nước; đun sôi, giữ sôi 15 phút; chia nhiều lần uống trong ngày.

Cuống cụm hoa nướng nóng, vắt lấy nước, thêm ít đường, mỗi sáng uống 100ml, uống luôn trong nhiều sáng có thể ra giun.

Nước chảy từ cụm hoa: Sáng sớm, cắt cụm hoa lấy nước chảy ra mà uống làm thuốc nhuận tràng.

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Cămpuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, lỵ, tiểu tiện khó khăn.

Rễ thốt nốt sắc uống làm thuốc lợi tiểu tiện như thốt nốt non. Mỗi ngày uống 50-60g dưới dạng thuốc sắc.

Các bộ phận khác của cây thốt nốt cũng sử dụng: Thân cây dùng làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền. Lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ lấy lạt buộc.

Chú thích: Ở những nơi không có thốt nốt ta có thể dùng mía hay cam giá.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cải cúc
23/04/2025 10:51 CH

- 茼蒿. Còn gọi là rau cúc, cúc tần ô, đồng hao (T.Q.), chrysanthème des jardins, chrysan thème à couronne. Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hy thiêm - 豨簽 (豨莶). Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa. Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta. Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
Ích mẫu - 益母草. Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn. Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc: Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu; Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Ích trí nhân - 益智仁. Còn gọi là ích trí, ích trí tử. Tên khoa học Alpinia oxyphylla Miq. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.). Vì vị thuốc giúp ích tỳ vị cho nên có tên như thế.
Ké hoa đào - 地桃花. Còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn (Thái), bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa. Tên khoa học Urena lobata L. (Urena monopetala Lou., Urena sinuata L., Urena scabruiscula DC.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Ké hoa vàng - 白背黄花稔. Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái). Tên khoa học Sida rhombifolia L. (Sida alnifolia Lour.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Kê nội kim - 雞內金 (鸡内金). Còn gọi là kê hoàng bì, kê chuẩn bì, màng mề gà. Tên khoa học Corium Stomachichum Galli. Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]