Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THỐT NỐT - 糖棕

Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier.

Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.).

Thuộc họ Dừa (Palmaceae).

thốt nốt, 糖棕, thnot, mak tan kok, palmier à sucre, rondier, Borasus flabellifer L., Pholidocarpus tunicatus H. Wendl., họ Dừa, Palmaceae

Thốt nốt - Borasus flabellifer

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể cao tới 30m, trên ngọn có 1 tán lá xòe rộng. Lá có cuống dài, mặt lá màu xanh đậm, bóng mỡ trông tựa tàu lá cọ.

Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Bông mo đực to hơn, phân nhánh nhiều hơn.

Quả thốt nốt to, tròn như quả dừa, nhưng bên trong đặc, trong suốt thường chứa ba nhân cứng, dẹt, đầu có một lỗ thủng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây thốt nốt trồng phổ biến ở miền Nam nhiều nhất từ Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang.

Ngoài ra còn thấy trồng ở Cămpuchia, Lào. Tại Cămpuchia người ta trồng thốt nốt ở quanh nhà, góc vườn, dọc đường đi. Cây chịu cả khô hạn và úng ngập. Trồng bằng hạt, sống lâu hàng trăm năm, khi cây 15-20 tuổi bắt đầu ra quả.

Tại Ấn Độ, người ta trồng thốt nốt trên quy mô lớn, mỗi tỉnh đủ sản xuất tới 15 tấn đường thốt nốt một năm.

Thốt nốt được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chế đường rượu, một số ít được dùng làm thuốc. Những bộ phận được dùng làm thuốc bao gồm cuống cụm hoa, đường thốt nốt là dịch chảy từ cụm hoa, cây non, rễ.

Khi thốt nốt ra hoa, vào chiều tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi đã cắt một đoạn đầu hoa, bằng đốt ngón tay. Để suốt một đêm, thu được chừng 1 lít nước thốt nốt. Nước thốt nốt lấy ban đêm ít chua, vị ngọt rất thơm, ủ với men nhẹ được thứ rượu nhẹ như bia, dùng men nặng hơn sẽ được rượu nặng.

Cây thốt nốt đã lấy nước thì không cho quả nữa. Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chín, nếu giã ra lọc sẽ được thứ bột dẻo, trắng như bột nếp. Nhiều nơi đợi quả già, giã lấy bột làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè.

Một cây thốt nốt cho từ 20-30 quả, đặc biệt có những cây 50-60 quả. Cây đực không có quả, không có nước, nhưng vẫn có hoa. Hoa ra được một tháng thì teo lại.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong nước chảy từ bông mo thốt nốt chứa rất nhiều đường sacaroza (từ 10-15%).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cuống cụm hoa được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu, dùng trong những trường hợp kèm theo viêm tấy, sốt rét, lá lách to: Cắt cuống cụm hoa thành từng miếng mỏng, cân 100g, thêm 600ml nước; đun sôi, giữ sôi 15 phút; chia nhiều lần uống trong ngày.

Cuống cụm hoa nướng nóng, vắt lấy nước, thêm ít đường, mỗi sáng uống 100ml, uống luôn trong nhiều sáng có thể ra giun.

Nước chảy từ cụm hoa: Sáng sớm, cắt cụm hoa lấy nước chảy ra mà uống làm thuốc nhuận tràng.

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Cămpuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, lỵ, tiểu tiện khó khăn.

Rễ thốt nốt sắc uống làm thuốc lợi tiểu tiện như thốt nốt non. Mỗi ngày uống 50-60g dưới dạng thuốc sắc.

Các bộ phận khác của cây thốt nốt cũng sử dụng: Thân cây dùng làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền. Lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ lấy lạt buộc.

Chú thích: Ở những nơi không có thốt nốt ta có thể dùng mía hay cam giá.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Long cốt
06/07/2025 08:02 CH

- 龍骨 (龙骨). Còn gọi là phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt. Tên khoa học Os Draconis, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Draconis coloratus, Os Draconis nativus. Long cốt là một vị thuốc do kết quả hóa thạch (hóa đá) của xương một số động vật thời cổ đại như...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây thông thảo - 通草. Còn có tên là cây thông thoát. Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.
Cây thông thiên - 黃花夾竹桃. Còn gọi là hoàng hoa giáp trúc đào, laurier jaune, -noix de serpent, yellow oleander, bois à lait. Tên khoa học Thevetia neriifolia Juss. (Cerbera thevetia L., Cerbera peruviana Pers). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây thùn mũn Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái). Tên khoa học Embelia ribes Burn. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
Cây thuốc phiện - 罂粟. Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Anh túc xác (Fructus Papaveris deseminatus) còn có tên túc xác là quả thuốc phiện sau khi đã lấy hạt và nhựa rồi phơi hay sấy khô.
Cây tô mộc - 蘇木. Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng. Tên khoa học Caesalpinia sappan L.. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sappan) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc (vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng, "Tô" là Tô Phượng, "mộc" là gỗ).
Cây trắc bách diệp - 側柏葉 (侧柏叶). Còn có tên là bá tử nhân. Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl.). Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae). Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae orientalis) là nhân phơi hay sấy khô của trắc bách diệp.
Cây trạch tả - 澤寫. Còn có tên là cây mã đề nước. Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô của cây trạch tả ("trạch" = đầm, "tả" = tát cạn; vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).
Cây trúc đào - 夹竹桃. Còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose. Tên khoa học Nerium oleander L. (Nerium laurifolium Lamk.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynacceae). Vì lá cây giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đó có tên.
Cây vòi voi - 大尾摇. Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey - xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anisophyllum P. de B.). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.
Cây vông nem - 刺桐. Còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì. Tên khoa học Erythrina indica Lamk. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Ta dùng lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium Erythrinae) hoặc vỏ thân phơi hay khô (Cortex Erythrinae) của cây vông. Tên vông nem vì nhân dân thường dùng lá để gói nem và để phân biệt với cây vông đồng.
Cây xa kê - 麵包樹 (面包树). Còn gọi là cây bánh mỳ, arbre à painvrai. Tên khoa học Artocarpus incisa L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây xà sàng - 蛇床子. Còn có tên là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnier (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là "xà" = rắn, "sàng" = giường. Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xá xị Còn gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge. Tên khoa học Cinnamomun parthennoxylon Meissn, (Sassfras parthenoxylon Meissn). Thuộc dòng họ Long não (Lauraceae). Chú thích về tên tên cây xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam đặt ra ít năm gần đây, vì thấy tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ cây này có mùi rất giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) đóng chai, một loại nhập của Mỹ hay của Pháp bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras (xem thổ phục linh và vị sassafras).
Cây xấu hổ - 含羞草. Còn có tên là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học Mimosa pudica L. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Tên xấu hổ do lá cây và cành cụp xuống khi có người đụng vào lá cây.
Cây xộp - 薜荔. Còn có tên gọi là xộp xộp, trâu cổ, vẩy ốc, bị lệ. Tên khoa học Ficus pumila L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây xương sáo - 凉粉草. Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo. Tên khoa học Mesona chinensis Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chanh - 檸檬 (柠檬). Còn gọi là chứ hở câu (Mèo), má điêu (Thái), mak vo (Lào). Tên khoa học Citrus limonia Osbeck (Citrus medica L. subsp .limon Lour.). Thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).
Chanh trường - 旋花茄. Còn gọi là mắc dit (Lào). Tên khoa học Solanum spirale Roxb. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]