Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẢO QUẢ - 草果

Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái).

Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.).

Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

THẢO QUẢ, 草果, đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu, Amomum tsao-ko Crev. et Lem., Amomum aromaticum Roxb., Amomun medium Lour., họ Gừng, Zingiberaceae

Thảo quả - Amomum aromaticum

Thảo quả (Fructus Amomi tsao-ko) là thảo quả chính và phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Thảo quả là một loài cỏ sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m, thân rễ mọc ngang, to thô, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, thơm, mẫm, rất chóng thành xơ.

Lá mọc so le, có lá có cuống ngắn, có lá không cuống; bẹ lá có khía dọc; phiến lá dài 0,60-0,70m, rộng tới 0,20m, nhẵn, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới hơi mờ, mép nguyên.

Cụm hoa thành bông mọc từ  gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt.

Quả từ 8 đến 17 trên mỗi bông; khi chín có màu đỏ nâu dài khoảng 3-4cm, đường kính 2-3cm, khi còn tươi mặt bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có chừng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát miền Bắc Việt Nam, chủ yếu tại Lào Cai, Cao bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. Còn thấy ở một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam).

Cây thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam vào khoảng năm 1890, từ các tỉnh  biên giới Việt - Trung.

Người ta trồng thành rừng rộng, ở độ cao 1000-1500m, diện tích hiện nay khoảng 700-800ha. Thu hoạch vào các tháng 10-12, khả năng ước lượng khoảng 500 tấn mỗi năm.

Khi hái về người ta phơi trên phên thưa và sấy lửa nhẹ luôn 3 hay 4 ngày đêm cho đến khi khô.

Khi quả thảo quả khô, màu sẽ ngả xám nâu nhạt, nhiều nét nhăn dọc và thường được phủ một lớp phấn trắng; mỗi quả cân nặng chừng 4g. Khi sấy không nên để lửa quá già, vỏ có thể bị cháy sém mà trong ruột hạt chưa thật khô, dễ bị vụn. Sau đó đóng bao, mỗi bao 50 đến 100kg. Để nơi khô ráo.

Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc lấy hạt ngay sẽ chóng mất mùi thơm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong thảo quả có chừng 1-1,5% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơn ngọt, vị nóng cay dễ chịu (Đỗ Tất Lợi, 1957).

Năm 1989, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu thấy trong tinh dầu thảo quả có các thành phần chủ yếu: 1-8 cineol (30,61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (geranial) (10,57%), -terpineol (4,34%).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thảo quả là một vị thuốc, đồng thời là một gia vị. Thảo quả thường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo, đặc biệt loại kẹo chè lam.

Trong thuốc, thảo quả chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.

Trong các sách cổ, người ta cho thảo quả có vị cay, chát, tính ôn và không độc; vào hai kinh Tỳ và Vị; có năng lực táo thấp, khứ hàn, trừ đờm, chữa sốt rét, tiêu thực, hóa tích dùng làm thuốc kiện tỳ, giải độc, chữa đau bụng, nôn mửa, hôi mồm.

Liều dùng hàng ngày: 3 đến 6g dùng riêng hay phố hợp với nhiều vị thuốc khác, sắc hay làm thành thuốc viên.

Theo đông y, phàm âm huyết không đủ mà không hàn thấp thực tà không nên dùng.

Đơn thuốc có thảo quả dùng trong nhân dân:

   - Chữa hôi miệng: Thảo quả dã dập, ngậm vào miệng, nuốt nước.

   - Chữa sốt, sốt rét, đặc biệt dùng trong trường hợp sốt ít, rét nhiều, đại tiểu tiện nhiều quá, không ăn được: Thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cà dại hoa tím
23/04/2025 10:45 CH

- 刺天茄. Còn gọi là cà hoang, cà gai, cà hoang gai hoa tím. Tên khoa học Solanum indicum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đằng hoàng - 藤黄. Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia). Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)]. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae). Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng. Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Dành dành - 栀子. Còn gọi là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. "Chi" là chén đựng rượu, "tử" là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Đào - 桃. Tên khoa học Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây đào cho ta các vị thuốc: (1) Nhân hạt đào tức là đào nhân (Semen Persicae); (2) Nước cất lá đào (Aqua Persicae).
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
Dây quai bị - 厚葉崖爬藤 (厚叶崖爬藤). Còn gọi là dây dác, para (Phan rang). Tên khoa học Tetrastigma strumariun (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.). Thuộc họ Nho (Vitaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]