Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THẠCH CAO - 石膏

Còn gọi là đại thạch cao, bạch hổ, băng thạch.

Tên khoa học Gypsum.

Thạch cao (Gypsum) là một loại khoáng vật có tinh thể tụ tập thành khối.

A. TÍNH CHẤT

Thạch cao dùng làm thuốc trong Đông y là một muối canxi sunfat thiên nhiên có ngậm 2 phân tử nước.

Thạch cao thường là những cục màu trắng hay hơi hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu hơi hay vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết sắt.

Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. Trong đó có chừng 32,5% CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt và magiê.

B. CHẾ BIẾN

Cần chú ý hết sức tới chế biến, vì nếu không cẩn thận, không nắm vững tính chất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

1. Dùng uống: Khi uống, thạch cao chỉ dùng sống nghĩa là rửa sạch tán nhỏ mà uống hoặc sắc uống.

2. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài, khi nung lên thạch cao sẽ mất bớt nước và chỉ còn CaSO41/2H2O. Chất này nếu uống vào sẽ hút nước, nở ra có thể gây tắc ruột mà chết.

Trong Đông y người ta thường nói sự nguy hiểm ấy như sau: Thạch cao là một vị thuốc đại hàn, nếu gặp lửa sẽ nguy hiểm chết người.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cả Đông y và Tây y đều dùng. Nhưng việc sử dụng có khác nhau:

   1. Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước CaSO41/2H2O để băng bó, đắp khuôn, bó bột v.v...

   2. Đông y coi thạch cao là một vị thuốc lạnh có tác dụng chữa các chứng sốt, sốt rét, trúng phong, sốt cao mê sảng, đầu buốt và nhức.

Ngày uống 10 đến 30g dưới dạng bột hay thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ: Thạch cao có vị ngọt, cay, tính hàn; vào 3 kinh Phế, Vị và Tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát. Dùng trong các bệnh nhiệt, tráng nhiệt, mồ hôi trộm, phiền khát, miệng khô, lưỡi khô, sốt quá phát cuồng, phổi nhiệt sinh ho, vị hỏa sinh nhức đầu, đau răng. Người vị nhược, không thực nhiệt không dùng được.

Đơn thuốc có thạch cao dùng trong Đông y:

   1. Bạch hổ thang chữa sốt cao mê sảng (đơn thuốc có kinh nghiệm của Trương Trọng Cảnh): Thạch cao 16g, tri mẫu 6g, ngạnh mễ 12g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 20ml. Chia 3 lần uống trong ngày, chữa những bệnh sốt nóng, mê sảng khát nước, mạch nhanh.

   2. Chữa sốt cao, điên cuồng: Thạch cao 8g, hoàng liên 4g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, chữa sốt nóng đến phát điên.

   3. Chữa các chứng máu cam, đầu nhức: Thạch cao, mẫu lệ, mỗi vị 2g, trộn đều mà uống.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hùng hoàng và thư hoàng
03/07/2025 10:02 CH

- 雄黃, 雌黃. Còn gọi là thạch hoàng, hùng tin, hoàng kim thạch. Tên khoa học Realgar, Orpiment. Hùng hoàng (Realgar) và thư hoàng (Orpiment, Auripigment) đều là vị thuốc thường dùng trong Đông y có chứa asen (thạch tín). Hùng là đực, hoàng là vàng vì hùng hoàn...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa nhài - 茉莉. Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị. Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J. fragrans Salisb.). Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây kim vàng - 花葉假杜鵑 (花叶假杜鹃). Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá dứa - 香露兜. Còn gọi là lá dứa thơm, cây cơm nếp. Tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb. (Panadanus odorus Ridl). Thuộc họ Dứa gai (Pandanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]