Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

TÁO TA - 酸枣

Còn gọi là toan táo nhân.

Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.).

Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).

TÁO TA, 酸枣, toan táo nhân, Ziyphus jujuba Lamk., Zizyphus trinervia Roth., họ Táo, Rhamnaceae

Táo ta - Ziyphus jujuba

Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây táo là một cây nhỏ, có gai, cành thõng xuống.

Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài; mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông, mép có răng cưa, có 3 gân dọc theo chiều lá.

Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá, trục chính dài 3,7mm.

Quả hạch có vỏ quả ngoài nhẵn, màu vàng xanh, vỏ quả giữa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Đập hạch ra sẽ được nhân hạt táo, phơi khô gọi là táo nhân.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn.

Vào tháng 2-3 hái quả về, bỏ thịt lấy hạch xay ra được nhân, phơi hay sấy khô. Khi dùng để sống  hay sao đen. Nếu dùng sống phải dùng liều thấp.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nhiều tài liệu nghiên cứu về toan tán nhân, nhưng chưa thống nhất.

1. Có tài liệu (Trung Quốc hóa học tạp chí, 1936) nói trong táo nhân có 2 loại phytosterol, một chất có độ chảy 288-290o, công thức là C26H42O2 tan trong ête, một chất có độ chảy 259-260o, tan trong clorofoc. Ngoài ra còn chứa dầu. Không có ancaloit.

2. Theo một tài liệu khác (Nhật dược chí, 1940) thành phần chủ yếu là axit betulinic C30H48O3 tinh thể hình phiến, tan trong rượu, độ chảy 316-320o và betulin C30H50O2. Ngoài ra còn có nhiều vitamin C.

IMG

3. Theo sự nghiên cứu của hệ Dược viện y học Bắc Kinh gần đây, trong nhân hạt táo có 2,52% saponin và có phản ứng ancaloit.

Theo S. Shibata và cộng sự (Phytochem. 1970, 6, 677 và 1974 13, 2829) trong nhân táo - Zizuphus jujuba Mill. var. spinosus Hu hoặc Zizuphus spinosus Hu có 0,1% saponin bao gồm jujubozit A và B với genin là jujubogenin với độ chảy 25-27oC, αD25= -36o (trong cồn êtylic). Khi thủy phân jujubozit bằng axit sẽ được jujubogenin, và tiến lên một bước thành chất ebelin lacton có độ chảy 182-185oC, αD25= -14o (trong clorofoc).

IMG

4. Trong lá táo có rutin và quexetin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1956, Hồ Mộng Gia đã báo cáo ở Đại hội đại biểu hội sinh lý học Trung Quốc về tác dụng trấn tĩnh của toan táo nhân. Ông đã dùng dung dịch nước nhân hạt táo thụt vào dạ dày và ruột hoặc tiêm vào màng bụng chuột nhắt đã được kích thích bằng cách tiêm dung dịch cafein - benzoat natri thì thấy với liều 5g/kg thân thể có tác dụng trấn tĩnh. Tác dụng này giống như tác dụng của thuốc ngủ bacbituric.

Năm 1967, Viện chống lao Hà Nội đã xác minh lá táo có tác dụng chữaviêm phế quản khó thở (Y học thực hành 146, 8: 3).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo quan sát trên lâm sàng vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt (Dược học thông báo, 1953). Người lớn uống 15-20 hạt (tương đương với 0,8g-1,80g) thì có công hiệu. Dùng quá liều có thể bị trúng độc và mất tri giác, hôn mê. Nếu dùng liều cao (6-15g) như các sách cổ, cần sao đen đi vì sao đen có lẽ là một hình thức để giảm chất độc đi.

Theo tài liệu cổ: Toan táo nhân có vị ngọt, tính bình; vào 4 kinh Tâm, Can, Đởm và Tỳ. Có tác dụng bổ can, đởm, định tâm, an thần. Dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi. Những người có thực tà, uất hỏa không dùng được.

Đơn thuốc có toan táo nhân:

   - Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược: Toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, xuyên khung 3g, tri mẫu 4g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

  1.  Đừng nhầm toan táo nhân, (hạt quả táo ta ăn); với hạt quả cây keo hay bồ kết dại Leucaena glauca có nơi người ta cũng gọi là nam toan táo nhân vì trông 2 hạt gần giống nhau.

   Hạt keo có tác dụng trị giun (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/cay-keo-giau).

   2. Ngoài hạt táo, nhân dân còn dùng lá táo chữa hen rất có kết quả: Ngày uống 200-300g lá táo sao vàng sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia 2 lần uống vào trước bữa ăn 1 giờ, uống liên tục từ 1 tuần đến 2 tháng (Y học thực hành, 12-1966: 24.26.28).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thủy ngân
07/07/2025 09:31 CH

- 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hành - 葱白. Còn gọi là hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive. Tên khoa học Allium fistulosum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thông là rỗng, bạch là trắng; vì dọc cây hành (lá) thì rỗng, dò hành ("củ") có màu trắng, do đó có tên này.
Hành biển - 海蔥. Tên khoa học Scilla maritima L. (Urginea scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tên Scilla do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ la tinh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển. Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbus Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập; từ năm 1958 chúng tôi đã di thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô về nhưng chưa phát triển.
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt gấc - 木鱉子 (木鳖子). Còn gọi là mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử, mắc cao (Viêntian), Mákhâu (Thái), Mắc khấu (Thổ). Tên khoa học Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng (Muricia cochichinensis Lour., Muricia mixta Roxb). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây gấc cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Hạt gấc: Một miết tử (Semen momordicae) là hạt lấy ở quả gấc chín và phơi hay sấy khô. (2) Dầu gấc (Oleum Momordicae) là dầu ép tự màng đỏ bọc xung quanh hạt gấc. (3) Rễ gấc (Radix Momordicae) là rễ cây gấc phơi hay sấy khô.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hẹ - 韭. Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái). Tên khoa học Allium odorum L. (Allium teberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc: (1) Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ; (2) Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.
Hồ đào - 胡桃. Còn gọi là hạnh đào, hoàng đào, óc chó, cát tuế tử, phan la tư. Tên khoa học Juglans regia L. Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae). Cây hồ đào cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Hồ đào nhân (Semen Juglandis) là nhân phơi hay sấy khô của quả hồ đào chín. (2) Lá hồ đào hay hồ đào diệp (Folium Juglandis) là lá cây hồ đào phơi khô. (3) Thanh long y (Pericarpium Juglandis) còn có tên hồ đào xác là vỏ quả hồ đào (phần thịt), phơi hay sấy khô. (4) Phân tâm mộc (Diaphragma Juglandis Fuctus) là mang ngăn cách trong nhân của hạt hồ đào hơi hay sấy khô. Tên hồ đào vì cây vốn gốc ở rợ Khương Hồ (tên cổ của Ấn Độ một nước vùng Tây Nam châu Á). Chương Khiên nhà Hán Trung Quốc đi sứ sang Tây Vực đem về trồng gọi là hồ đào; đào vốn ở rợ Hồ (Ấn Độ).
Hổ phách - 琥珀. Còn gọi là huyết hổ phách, hắc hổ phách hồng tùng chu, huyết phách, minh phách. Tên khoa học Amber, Fossil resin, Succinum, Succinum ex carbone. Hổ phách là một vị thuốc ít dùng. Trước đây cả đông y và tây y đều hay dùng, nhưng hiện nay tây y gần như không dùng nữa, trái lại đông y còn có khi dùng.
Hổ vĩ - 金邊虎尾蘭 (金边虎尾兰). Còn có tên hổ vĩ mép lá vàng, đuôi hổ. Tên khoa học Sanseviera trifasciata Prain var. laurentii N.E.Br. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Hoa hiên - 萱草. Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva. L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái cần (Radix Hemerocalliris) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên. 2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Hoa tiên - 花葉細辛 (花叶细辛). Còn gọi là dầu tiên. Tên khoa học Asarum maximum Hemsl. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoài sơn - 山藥 (山药). Còn gọi là sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài. Tên khoa học Dioscorea persimils Prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour.). Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Hoài sơn hay sơn dược (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ cây củ mài (Dioscorea persimilis) cạo vỏ, sơ bộ chế biến rồi sấy khô.
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]