Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SEN CẠN - 旱金蓮 (旱金莲)

Còn gọi là grande cappucine.

Tên khoa học Tropaeolum majus L.

Thuộc họ Sen cạn (Tropaeolacae).

SEN CẠN, 旱金蓮, 旱金莲, grande cappucine, Tropaeolum majus L., họ Sen cạn, Tropaeolacae

Sen cạn - Tropaeolum majus

A. MÔ TẢ CÂY

Sen cạn là một loại cây leo, sống hằng năm.

Lá không có lá kèm, mọc so le, có cuống dài. Phiến lá tròn, gân lá tỏa tròn. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn.

Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, to, lưỡng tính không đều, 5 lá đài màu hơi vàng hình 3 cạnh. Lá dài sau mang một cựa hình trụ nón, cong ở đầu. Các cánh hoa xếp xen kẽ với các lá đài và khác nhau: 3 cái  trước dài hơn và hẹp hơn, mang ở ranh giới giữa mỏng và phiến một lưỡi nhỏ rách mọc đứng. Bộ nhị bao giờ cũng giảm còn 8 nhị rời nhau. Bao phần 2 ô mở bằng một kẽ nứt dọc hướng trong. Bộ nhụy cấu tạo bởi 3 lá noãn. Bầu thường, vòi dài hình trụ, chia ở ngọn thành 3 đầu nhụy. Trong mỗi ô có 1 noãn đảo.

Quả cầu tạo bởi 3 mảnh vỏ có thành dày xốp, khi chín sẽ tách rời khỏi trục. Hạt không nội nhũ.

Mùa hoa: Mùa hạ.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Ở nước ta sen cạn chủ yếu mới thấy trồng làm cảnh. Vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ từ Chilê đến Mêhicô. Tại những nước này, sen cạn cung cấp những tràng hoa ăn làm gia vị, củ loài T. tuberosum phơi nắng cho một chất hắc cay được dùng làm thức ăn (Pêru và Bôlivi).

Một số nơi dùng hạt làm thuốc. Mùa thu quả chín, phơi khô, đập lấy hạt, phơi khô lần nữa mà dùng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Toàn cây đến chứa những tế bào có myrosin và một gtucozit chứa sunfua gọi là glucotropeolozit, đồng đẳng dưới của gluconasturtozit có tính cải soong, khi thủy phân cho tinh dầu izothioxyanat benzyl.

Năm 1956, Danneuberg, H. Stikl và cộng sự đã tìm thấy trong một cây cùng chi chất tromalit có tác dụng với vi khuẩn gram âm và gram dương.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1972, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam) đã nghiên cứu thấy toàn cây có tác dụng kháng khuẩn, nhưng chất kháng khuẩn tập trung ở hạt, có tác dụng với nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Chất kháng khuẩn là một loại dầu có mùi thơm đặc biệt màu hơi vàng, đông đặc ở 4oC, tan được trong nhiều dung môi hữu cơ như ête êtylic, cồn  etylic, axeton, dầu lạc. Chiết bằng ête etylic pha loãng 1/50 cho vòng vô khuẩn lớn nhất (65mm) đối với Streptococcus haemolyticus, S. uberis, vòng vô khuẩn 60mm với Bacilus subtifis, 40mm với Staphyllococ cus aureus 209 P, Streptococcus L. X., 35mm với Diplococcus pneumoniae và 30mm với Corynebacterium diphteriae mitis, C. diphteriae gravis, Salmonella para typhi, C. Shigella dysenteriae, Streptococcus souche A, Vibrio cholerae Ogawa, nhỏ hơn với một số vi khuẩn khác.

Chất tromalit của Danneuberg có độc tính rất thấp: 76-107mg/kg (tiêm khoang bụng đối với chuột bạch), và 134/kg (nếu uống). Cho uống hằng ngày với liều 32mg/kg liên tục trong 28 ngày không thấy có hiện tượng phụ nào. Tromalit thẩm rất nhanh qua màng ruột, 2-3 giờ sau khi uống tìm thấy tromalit ở dạng hoạt động trong phổi, thận, không bao giờ tiết ra theo đường mật và phân. Một lượng lớn (40%) ở dạng nguyên chất thoát ra theo đường thận.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ở nước ta chưa thấy sử dụng sen cạn làm thuốc nhưng ở Pêru (Nam Mỹ) nhân dân đã dùng hạt sen cạn từ lâu đời chữa viêm bàng quang và viêm phế quản, không thấy gây phản ứng phụ đối với cơ thể cũng như không làm mất thăng bằng hệ vi khuẩn trong ruột.

Hiện được dùng chữa viêm đường tiết niệu và viêm đường hô hấp. Ngày uống 20g.

Còn có thể dùng thay thế nhiều chất kháng khuẩn thường dùng đã kém tác dụng do hiện tượng kháng thuốc.

Cần chú ý nghiên cứu để sử dụng ở nước ta.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cải cúc
23/04/2025 10:51 CH

- 茼蒿. Còn gọi là rau cúc, cúc tần ô, đồng hao (T.Q.), chrysanthème des jardins, chrysan thème à couronne. Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hương phụ - 香附. Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus Linné. Thuộc họ Cói (Cyperaccae). Vị hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Huyết giác - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết kiệt - 山石榴. Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
Hy thiêm - 豨簽 (豨莶). Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa. Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta. Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
Ích mẫu - 益母草. Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn. Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc: Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu; Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Ích trí nhân - 益智仁. Còn gọi là ích trí, ích trí tử. Tên khoa học Alpinia oxyphylla Miq. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.). Vì vị thuốc giúp ích tỳ vị cho nên có tên như thế.
Ké hoa đào - 地桃花. Còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn (Thái), bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa. Tên khoa học Urena lobata L. (Urena monopetala Lou., Urena sinuata L., Urena scabruiscula DC.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Ké hoa vàng - 白背黄花稔. Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái). Tên khoa học Sida rhombifolia L. (Sida alnifolia Lour.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Kê nội kim - 雞內金 (鸡内金). Còn gọi là kê hoàng bì, kê chuẩn bì, màng mề gà. Tên khoa học Corium Stomachichum Galli. Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]