Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ỐC SÊN - 蝸牛

Tên khoa học Achatina fulica.

ỐC SÊN, 蝸牛, Achatina fulica

Ốc sên - Achatina fulica

A. MÔ TẢ CON VẬT

Ở nước ta con ốc sống trên cạn thường gọi là ốc sên.

Có hai loại chính: Loại Cyclophorus (vỏ nâu tròn, to, có nắp) thường thấy ở trên núi đá và loại Achatina fulica là loài ốc sên ta nói ở đây có vỏ to màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy. Loại này thường hay phá hoại cây cối, rau màu vào ban  đêm. Ban ngày thường nó lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui  xuống đất.

Ngoài ra còn một số loại ốc sên nhỏ ít ai chú ý.

B. PHÂN BÔ, THU NHẶT VÀ CHẾ BIẾN

Ốc sên sống hoang dại, ăn hại hoa màu rau cỏ, đặc biệt vào mùa mưa phát triển rất nhanh.

Trước đây người ta cho rằng ốc sên ăn độc, chết người. Nhưng từ năm 1961 nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên bắt về nấu ăn chữa hen suyễn.

Chưa thấy ai nuôi. Chỉ mới thấy có nơi thu mua chưa dùng hết đào hố cho ốc sên vào. Đậy bằng lưới mắt cáo cho ốc sên khỏi bò đi, thỉnh thoảng cho lá cây vào làm thức ăn cho ốc sên.

Mùa có thể thu mua nhiều là vào mùa mưa.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Năm 1968, Bệnh viện thần kinh có yêu cầu Viện kiểm nghiệm nghiên cứu thành phần nước ốc sên thủy phân kết quả cho thấy có 0,48% nitơ toàn phần, 0,112% nitơ amin với những axit amin như leuxin, alanin, valin, axit aspactic, axit glutamic, nor-leuxin.

Theo những nghiên cứu cũ, người ta cho rằng sở dĩ có những trường hợp ngộ độc do ốc sên chính là do ốc sên ăn cỏ cây nấm độc. Còn bản thân ốc sên không có độc. Do đó nếu chỉ ăn phần thịt của ốc sên còn bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của ốc sên đi thì không có hiện tượng ngộ độc do ăn ốc sên.

Trong loài ốc sên Helix pomatia hay loài Helix aspersa hoặc Helix vermiculata thường phá hoại cây nho ở miền Nam nước Pháp (nhưng được nhân dân Pháp coi là một món ăn quý, có tác dụng chữa bệnh phổi), người ta thấy hoạt chất là một chất nhớt, hoặc có tác giả cho rằng đó là chất helixin với thành phần sunfua trong phân tử.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Một số vùng ở nước ta nhân dân ta dùng ốc sên nấu ăn chữa hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp: Ốc sên bắt về đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi ốc, còn bỏ hết ruột, mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt. Nấu ăn như nấu ốc. Ăn liền trong 7-10 ngày. Có thể kéo dài hàng tháng.

Năm 1968, Bệnh viện thần kinh Hà Nội theo kinh nghiệm của nước ngoài dùng loài ốc sên Helix pomatia chế thành xirô, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể với công thức như sau:

   Thịt ốc sên                        2kg

   Natri bicabonat                 25g

   Axit benzoic                     5g

   Đậu nành hay hoài sơn     1,2kg

   Đường kính                      1,5kg

   Mentol                              0,06g

Ốc sên bắt về đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi bỏ hết ruột, mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt như nhân dân ta vẫn làm. Sau đó cho thịt ốc sên và natri bicabonat hấp cho nhừ, thải và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic vào để bảo quản và thêm đường vào nấu cho kỹ. Đậu nành hay hoài sơn rang dòn tán thành bột, rây mịn trộn với thịt ốc sên đã nấu. Dùng dầu parafin để viên cho đỡ dính, mỗi viên 4g. Sấy ở nhiệt độ 50-60oC tới khô. Bỏ vào lọ chống ẩm. Đặt tên là viên BOS (bổ ốc sên). Dùng với liều 4 viên một ngày, uống trước lúc ăn cơm. Là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não. Mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày (Trần Kim Hiếu và Trần Đình Xiêm - Bệnh viện thần kinh Hà Nội) đã theo dõi trên nhiều bệnh nhân, bệnh nhân lên cân rất nhanh.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Con sam
01/07/2025 11:33 CH

- 鱟 (鲎). Còn gọi là Kabutegami (Nhật). Tên khoa học Tachypleus tridentatus. Thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Giáp cổ (Nerostoma).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Gai tầm xoọng - 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Giổi Còn gọi là hạt giổi, cây giổi. Tên khoa học Talauma gioi Chev. Thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Giun đất - 蚯蚓. Còn gọi là khâu dẫn, khúc đàn, câu vẫn, ca nữ, phụ dẫn, địa long. Tên khoa học Pheretima asiatica Michaelen. Thuộc họ Cự dẫn (Megascolecidae). Đại long hay khâu dẫn (Lumbricus) là toàn con giun đất để nguyên hoặc mổ bỏ đất ở ruột rồi phơi hay sấy khô.
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hà thủ ô - 何首烏 (何首乌). Hà thủ ô được coi là một vị thuốc bổ đông y có khả năng làm người già hóa trẻ, tóc bạc hóa đen. Nhưng ở nước ta có hai vị mang tên là hà thủ ô: (1) Hà thủ ô đỏ là vị đúng, được Trung Quốc, Nhật Bản coi là vị chính thức; (2) Hà thủ ô trắng thường coi là nam hà thủ ô. Chúng tôi giới thiệu cả hai vị.
Hà thủ ô đỏ - 何首烏 (何首乌). Còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), măn đăng tua lình (Lào - Sầm nưa), mằn năng ón (Thổ). Tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multìlora, (Pteuropterus cordatus Turcz). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô.
Hà thủ ô trắng - 白首烏 (白首乌). Còn có tên là hà thủ ô nam, bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, cây sừng bò cây đa lông, khâu cần cà (Thổ), khâu nước (Lạng Sơn), mã liên an, mã lìn ón, khua mak tang ning (Lào), khua khao (Luang Prabang, chừa ma sìn (Thái). Tên khoa học Streptocaulon juventas (Lour) Merr. (Apocynum juventas Lour., Tylophora juventas Woodf.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Hải mã - 海馬 (海马). Còn có tên là cá ngựa, hải long, thủy mã. Tên khoa học Hippocamphus sp. Hải mã (Hippocampus) là toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô.
Hải sâm - 海参. Còn gọi là đỉa biển - đỉa bề, sea-slug (Anh). Tên khoa học Stichopus selenka.
Hàn the - 硼砂. Còn gọi là bồng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch. Tên khoa học Borax.
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]