Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NHÂN SÂM VIỆT NAM - 越南人蔘 (越南人参)

Còn gọi là sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu (dân tộc Tây Nguyên).

Tên Khoa học Panax vietnamensis Hà et Grushv.

Thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).

NHÂN SÂM VIỆT NAM, 越南人蔘, 越南人参, sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu, Panax vietnamensis Hà et Grushv., họ nhân sâm, Araliaceae

Nhân sâm Việt Nam - Panax vietnamensis

A. CHÚT ÍT LỊCH SỬ

Cho đến những năm 1985, các nhà thực vật học ở Việt Nam chỉ ghi nhận chính thức có hai loài thuộc chi Panax là Panax pseudoginseng Wall. (Tam thất) vừa mọc hoang dại, vừa được trồng ở một số tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, và Panax bipinnatifidus Seem. (nhân sâm đốt trúc) phát hiện ở vùng gần Sapa (Lào Cai). Trong tập 1 (1970) Phạm Hoàng Hộ đã mô tả rất ngắn và sơ lược một loài tác giả thu thập được ở vùng cao nguyên Lang Bian (Lâm Đồng) được xác định là Panax Schinseng var. japonicum Mak. Nhưng mẫu vật đã bị mất, và không tìm được mẫu vật khác.

Vào năm 1970, một số nhà thực vật của Viện dược liệu Hà nội có phát hiện ở vùng Sapa có hai sâm đều cùng chi Panax, trong đó có một loài được xác định là Panax bipinnatifidus Seem. Còn một loài chỉ dừng lại ở loài Panax ps. không có thấy thông báo về thực vật, mà chỉ thấy một thông báo "Một số tác dụng dược lý của cây sâm mới Việt Nam" (Thông báo dược liệu số 19-1973 tr. 22-46) với các tác giả Phạm Duy Mai, Vũ Thị Tâm, Trần Kim Lạng, Hà Ngọc Tuyết.

Theo lời các tác giả, do thành phần hóa học (bằng sắc ký lớp mỏng) giống nhau, và dược liệu khô không phân biệt được giữa hai loài Panax một cách dễ dàng, cho nên khi nghiên cứu dược lý, các tác giả phải dùng dược liệu hỗn hợp cả hai loài. Cho nên công trình nghiên cứu không giúp ta phân biệt tác dụng nào là của Panax sp, tác dụng nào là của Panax bipinnatifidus. Chúng ta đã lỡ một dịp đánh giá một loài của Panax sp. mà chúng tôi nghĩ rằng, về hình thức bề ngoài rất nhiều điểm gần gũi với loài nhân sâm Việt Nam sẽ nói sau đây:

   Đúng 9 giờ sáng ngày 19-03-1973, giữa lúc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn cao độ, một đoàn điều tra dược liệu của miền Trung bộ, do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dẫn đầu đã phát hiện trên con đường đi từ làng Ku-gia theo sườn Đông Nam dẫy núi Ngọc Linh ở độ cao 1.500m hai cây Panax đầu tiên, một cây 9 tuổi, một cây 11 tuổi, và đến 19 giờ cùng ngày đã đặt chân vào vùng sâm Ngọc Linh rộng lớn. Đến tháng 9-1985, Hà Thị Dụng và I. V.Grushvisky, sau khi nghiên cứu 50 mẫu vật đối chiếu với những mẫu vật của thế giới đã kết luận sâm Ngọc Linh là một loài mới, một loài Panax đặc hữu của khu hệ thực vật Việt Nam và đặt tên Panax Vietnamensis Hà et Grushv (Tạp chí Sinh học 9-1985, 45-48).

B. MÔ TẢ CÂY

Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1m. Thân rễ mập có dường kính 3,5cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm.

Đốt trên cùng của thân rễ tồn tại 1-4 thân. Thân nhẵn cao 40-80cm, rỗng, có 3 mặt hơi tròn có những rãnh nhỏ theo chiều dọc. Lá mọc vòng, thường có 4 (ít khi 3, 5, 6). Lá kép chân vịt có 5 (ít khi 6,7) lá chét, lá dài 7-12cm (ít khi 15cm). Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-5cm, đầu lá thường nhọn đột ngột, mũi nhọn kéo 1,5-2cm, góc lá hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên 19 (ít khi 8-11) cặp dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.

Cụm hoa dài 25 cm, gấp 1,5-2 lần chiều dài của cuống lá, thường mang tán dơn độc ở tận cùng, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hoặc một hoa đơn độc. Tán hoa chính đường kính 2,5-4cm, có 50-120 hoa. Hoa mầu vàng lục nhạt, đường kính hoa nở 3-4mm. Bầu 1 ô, 1 vòi (chiếm 80%) đôi khi có 2 ô, 2 vòi (chiếm 20%).

Quả khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. Quả 1 hạt hình thân, quả 2 hạt có hình cầu hơi dẹt dài 7-10mm rộng 4-6mm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Từ 1974 đến 1990, Nguyễn Thời Nhâm và cộng sự đã nghiên cứu nhân sâm Việt Nam, so sánh với nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), nhân sâm Nhật Bản (Panax  japonicua) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefollium). Kết quả có thể tóm tắt như sau:

   1. Bằng sắc ký lớp mỏng (SKIM) đã phát hiện trong Panax Vietnamensis (PV) 15 vết saponin có giá trị Rf và mầu sắc tương ứng với 12 hợp chất saponin của Panax ginseng. Chi tiết hơn nữa trong PV có hàm lượng cao chất saponin kiểu damarane (7,58%), trong đó saponin thuộc diol và triol có tỷ lệ 3,32% và một lượng nhỏ saponin của axit oleanolic. Do đặc điểm này, O. Tanaka xếp nhân sâm Việt Nam vào nhóm B- (Trước đây chỉ có Nhân sâm Triều Tiên và Nhân sâm Hoa Kỳ được xếp vào nhóm này). Điều này lại trái với qui luật chung là thông thường các cây nhân sâm cho thân rễ phát triển thì thường chứa lượng saponin của axitoleanolic và lượng nhóaponin damaran.

   Cũng là lần đầu tiên trên thế giới, người ta chiết được một hàm lượng lớn majonnozit R2 và ocotillol saponin trong cùng một loại Panax (chỉ riêng hai chất này đã chiếm 4,34%) gấp 43 lần hàm lượng majonozit và ocotillol saponin cao nhất có trong cây Panax. Ocotillol saponin đã trở thành một hợp chất cần được chú ý có thể đưa thành một tiêu chuẩn để phân loại hoá học cho các cây Panax vì nó có thể ảnh hưởng đến một số tác dụng mang tính đặc thù của Panax Việt Nam.

   Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocottillol cũng còn là làm cho nhân sâm Việt Nam khác với nhân sâm Triều Tiên, vì cho đến nay người ta chưa tìm thấy ocotillol trong nhân sâm Triêu Tiên.

   Năm 1994, Nguyễn Minh Đức còn chứng minh nhân sâm Việt nam có hàm lượng saponin, dammaran cao nhất (12-15%) so với nhân sâm khác chỉ chứa 10% và số lượng saponin nhiều nhất (49) so với 26 trong nhân saam Triều Tiên.

Ngoài những saponin nói trên, trong nhân sâm Việt Nam còn chứa các polykacetylen, axit béo, axit amin, gluxit, tinh dầu và một số yếu tố vi lượng.

D.  TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Từ 1978 đến 1984, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng dược lý của nhân sâm Việt Nam:

   Về độc tính đã nghiên cứu thấy với liều 34g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ Nhân sâm Việt Nam, và với liều 10,6g/kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ Nhân sâm Việt Nam đều không gây trên súc vật thực nghiệm những triệu chứng nào ngộ độc cả.

   Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch... đều cho những kết quả hay gần tương đương với khi thí nghiệm với Nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân sâm Triều Tiên. Tác dụng này làm tác dụng Nhân sâm Việt Nam giống tam thất hơn.

   Mặc dầu theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam, những kết quả nghiên cứu về hóa học và dược lý nói trên được những nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt Nhật bản chú ý, nhưng chúng tôi cũng ghi lại đây một số khác biệt giữa cách đánh giá của hai nền y học cổ truyền dân tộc với các nhà y dược hiện đại: Theo những nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên, nhất là khi nếm củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc, thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhân sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngậm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái. Đó là một điều mà các nhà khoa học hiện đại cần tìm cho ra: Do cách chế biến chưa đúng hay các hoạt chất trong củ nhân sâm của ta hiện còn bị một thứ men nào che lấp, không cho thể hiện ngay như củ nhân sâm Triều Tiên. Hiên nay các nhà bào chế phải phối hợp nhân sâm Việt Nam với một số vị thuốc khác để sử dụng được phần tác dụng tốt của nhân sâm Việt Nam, đồngt thời che lấp những nguyên nhân cản trở mà chúng ta chưa tìm ra được.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Do những nguyên nhân đã nói ở phần trên, hiện nay Nhân sâm Việt Nam hầu như không thấy được tiêu thụ và sử dụng dưới rễ củ đơn độc như rễ củ Nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng). Thường chỉ được sử dụngphối hợp với nhiều vị thuốc khác trong một thang thuốc hay một dạng bào chế (viên, nước, xirô. ..).

Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc cũng với liều 2-6g một ngày.

Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là việc phát hiện ra Nhân sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Hà et Grushv ở dãy núi Ngọc Linh), ở các vùng Tây Nguyên nước ta, cũng như loài nhân sâm Panax sp. ở xung quanh vùng Sapa thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía bắc cho ta thấylà đất nước Việt Nam cũng có những vị thuốc quí nhất của y học cổ truyền phương đông trước khi hoàn toàn phải nhập.

Vấn đề phải nghiên cứu giữ giống, phát triển nuôi trồng để đáp ứng mọi yêu cầu về Nhân sâm của nhân dân ta.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Thổ cao ly sâm
15/05/2025 07:36 CH

- 土人參 (土人参). Còn gọi là sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Tên khoa học Talinul crassifolium Willd. (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.). Thuộc họ Rau sam (Portulaceaceae). Nhiều người vẫn nhầm cây này gọi là ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mật động vật (đởm) Đông y và Tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng Tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn Đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, mật dê, mật lợn, mật bò, mật trăn, mật rắn, mật gà, mật cá chép, .v.v.
Mật gấu - 熊膽 (熊胆). Còn gọi là hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài gấu ngựa Selenarctos thibetanus G. Cuvier. có khoang như chữ V trắng ở ngực. Đôi khi có loài gấu chó hay gấu đen, gấu xám (hiếm hơn) Ursus arctos lisiotus Gray.
Mật lợn, mật bò - 豬膽, 牛膽 (猪胆, 牛胆). Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc đem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Mật mông hoa - 密蒙花. Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông. Tên khoa học Buddleia officinalis Maxim., (Buddleja madagascariensis Hance). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Mật mông hoa (Flos Buddlejae), là nụ hoa hoặc cụm hoa của cây mật mông hoa phơi hay sấy khô.
Mặt quỷ - 羊角藤. Còn gọi là đơn mặt quỷ, dây đất, nhầu đó, cây ganh, khua mak mahpa (Lào). Tên khoa học Morinda umbellata L. (Morinda scandens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Máu chó - 小葉紅光樹 (小叶红光树). Còn gọi là muscadier à suif. Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms). Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mẫu đơn bì - 牡丹皮. Còn gọi là đơn bì, phấn đơn bì, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arborea Donn, Paeonia moutan Sims.). Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae hay Cortex Moutan) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây mẫu đơn. Đơn là đỏ, bì là vỏ, da. Vị thuốc là vỏ màu đỏ.
Mẫu lệ - 牡蠣. Còn gọi là vỏ hầu, vỏ hà, hầu cồn, hầu cửa sông, hà sông. Tên khoa học Ostrea sp. Thuộc họ Mẫu lệ (Ostridae). Mẫu lệ (Concha Ostreae), là vỏ phơi khô của nhiều loại hầu hay hà như hầu cửa sông (còn gọi là hầu cồn, hà sông), Ostrea rivularis Gould hầu ve, hầu đá, hầu lăng v.v... Mẫu là đực, lệ là giống sò to; vì người xưa cho rằng giống sò này chỉ có đực.
Me - 酸角. Còn gọi là cây me, ampil, khua me (Campuchia), mak kham (Lào). Tên khoa học Tamarindus indica L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Mía - 甘蔗. Còn gọi là cam giá. Tên khoa học Saccharum offcinarum L. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Saccharum do chữ Ấn Độ, sakhara có nghĩa là đường; cam giá vì "cam" là ngọt, "giá" là gậy, cây trông giống cái gậy, có vị ngọt.
Mía dò - 樟柳頭 (樟柳头). Còn gọi là tậu chó (Lạng Sơn), đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc. Tên khoa học Costus speciosus Smith, (Costus loureiri Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arboreum Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Mít - 波羅蜜 (波罗蜜). Còn gọi là mac mi, may mi (Lào), khnor (Cămpuchia). Tên khoa học Artocarpus integrifolia L.f. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
- 杏. Còn có tên là ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, abricotier (Pháp), má pheng (Thái), mai. Tên khoa học Prunus armenniaca L. (Armenniaca vulgarris Lamk). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây mơ cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Khổ hạnh nhân (Semen Armeniaca amarae) là hạt khô của cây mơ; (2) Nước cất hạt mơ Aqua Armeniniacae chế từ hạt mơ; (3) Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) là quả mơ chế và phơi hay sấy khô; (4) Dầu hạnh nhân (Oleum Armeniacae) dầu ép từ hạt mơ.
Mơ tam thể - 絨毛雞矢藤 (绒毛鸡矢藤). Còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng lá cây mơ tam thể.
Mộc hoa trắng - 止瀉木 (止泻木). Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông. Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.
Mộc hương - 木香. Trên thị trường có nhiều loại mộc hương, nhưng sau đây là 2 vị chính: (1) Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurealappa lappa Clarke) thuộc họ Cúc (Compositae). (2) Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L.) cũng thuộc họ Cúc (Composiae). Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliel Franch.
Móc mèo núi - 大托葉雲實 (大托叶云实). Còn gọi là vuốt hùm, bonduc, cni- quier, pois - quenique, yeux de chat. Tên khoa học Caealpinia bon du-cella Flem. Thuộc họ Vang (Caesalpinceae).
Mộc nhĩ - 木耳. Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]