Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NGƯU HOÀNG - 牛黃

NGƯU HOÀNG, 牛黃

Ngưu hoàng - Calculus Bovis

Hiện ta dùng:

   1. Ngưu hoàng thiên nhiên = Calculus Bovis (Bezoar).

   2. Ngưu hoàng tổng hợp - Calculus Bovis artificialis (Bezoar artificialis).

Ngưu hoàng thiên nhiên là sạn mật hay sỏi mật của con trâu có bệnh Bubalus bubalis L. hoặc con bò - Bos taurus var. domesticus Gmelin có bệnh thuộc họ Trâu bò (Bovidae).

Vị ngưu hoàng ở nước ta có nhưng chưa biết khai thác nên vẫn phải nhập của Trung Quốc với giá 12.000đ một kg. Từ tháng 8 năm 1961, chúng tôi đã phát hiện và giới thiệu trong lớp dược liệu 8/61 rằng một số trâu bò ở nước ta cũng có ngưu hoàng. Trước đây, khi chế cao mật thấy những túi mật có sạn lại bỏ đi. Hiện nay rải rác đã có nơi thu thập ngưu hoàng.

A. CÁCH CHẾ NGƯU HOÀNG

Hiện nay vì mới phát hiện nên chưa có kinh nghiệm để phân biệt con trâu bò nào có ngưu hoàng: Những người mổ trâu bò ở Hà Nội nhận thấy trâu bò vùng Vĩnh Linh đưa ra thường hay có.

Theo các tài liệu những con trâu bò già, gầy yếu, mắt lờ đờ, khi đi đầu hay quay nghiêng, đứng hoặc nằm thường hay thở khò khè như bị hen thường là trâu bò có ngưu hoàng.

Tốt nhất là khi mổ trâu bò, lấy túi mật thì nắn túi và ống mật hễ thấy có cục rắn cứng thì nên sớm rạch túi mật ra, lọc qua rây, lấy mật riêng và ngưu hoàng riêng. Nếu để lâu, dịch mật ngấm vào ngưu hoàng sẽ làm ngưu hoàng bị đen, phẩm chất kém.

Sau khi lấy ngưu hoàng chú ý dùng vải mềm hay gạc sạch gạt bỏ các màng nhầy dính xung quanh, dùng thông thảo hoặc bấc đèn đăng tâm thảo (xem vị này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/bac-den) hoặc bông bọc lại, ngoài cùng bọc một lớp vải thưa, buộc cẩn thận.

Cho vào hộp kín trong có vôi cục chưa tôi hoặc gạo rang hay silicagien để hút ẩm. Chú ý hộp phải kín thì khả năng hút ẩm của vôi hay gạo rang mới thể hiện tốt. Nhất thiết không phơi nắng hay sấy lửa hoặc để ở chỗ có gió mạnh vì sức nóng ánh sáng mặt trời hoặc gió mạnh làm ngưu hoàng nứt vỡ, sẫm lại, phẩm chất sẽ kém. Mùa thu hoạch quanh năm.

Tùy theo trình độ kết sạn, ngưu hoàng to nhỏ không nhất định; lớn có thể bằng quả trứng gà, nhỏ bằng hòn cuội hoặc như viên sạn. Khi cắt ngang trông thấy như gồm nhiều lớp dính chặt vào nhau có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ. Cần gói kín, để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.

Ta nên chú ý khi khai thác vì nhu cầu trong nước hàng năm tuy chỉ chừng 20kg, nhưng trị giá tới 240.000đ, và lại ngay Trung Quốc là nơi ta vẫn nhập cảng vẫn phải nhập của châu Úc, Canada, và Ấn Độ.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong ngưu hoàng có axit cholic, cholesterol, ergosterol, axit béo, este phôtphoric, bilirubin, vitamin D, muối canxi, sắt, đồng v.v...

Trong ngưu hoàng của châu Úc, người ta còn lấy ra các loại carotenoit và các axit amin như alanin, glixin, torin, axit axpactic, acginin (leuxin) và methionin.

Trên cơ sở thành phần hoá học của ngưu hoàng thiên nhiên gần đây xưởng thuốc Thiên Tân Trung Quốc đã chế ra ngưu hoàng tổng hợp trị giá vẫn tới 6.000đ một kg bao gồm bilirubin 10g, cholesterol 7g, axit cholic 10g, muối vô cơ 1g, bilirubin chế từ mật lợn, từ óc bò và axit cholic ở gan bò hoặc mật bò.

C. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Ngưu hoàng tổng hợp được bán dưới dạng bột màu cá vàng, mùi thơm như mùi mít chín, đựng trong lọ màu. Ngưu hoàng là một vị thuốc đã được ghi chép sử dụng từ lâu trong đông y. Ngay trong Thần nông bản thảo đã ghi chép là "vị thuốc chủ trị kinh giản, sốt hóa điên cuồng".

Những năm gần đây, được nghiên cứu nhiều. Sau đây là một số kết quả:

1. Tác dụng đối với trung khu thần kinh:

   a) Trong báo The Journal of Oriental medecine 33; (5) 1940, nhà bác học Nhật Bản đã báo cáo: cho chuột nhắt uống rượu ngưu hoàng với liều 5mg/10g thể trọng, mỗi ngày uống một lần, uống liên tục 4 đến 8 ngày, một giờ sau khi cho uống liều cuối cùng thì tiêm dưới da hoặc dầu long não (5-10mg/10g thể trọng) hoặc dung dịch cafein benzoat natri (6mg/10g thể trọng) hoặc picrotoxin (0,02mg/10g thể trọng) hoặc stricnin (0,002mg/20g thể trọng) để gây co quắp thì thấy ngưu hoàng có tác dụng ngăn trở sự hưng phấn của long não, cafein và picrotoxin, nhưng không có tác dụng đối với sự hưng phấn đi tới co quắp của stricnin. Nhưng, sau khi liên tục cho uống ngưu hoàng rồi tiêm dưới da cloranhydrat, hoặc uretan hoặc bacbital để ức chế trung khu thần kinh thì thấy ngưu hoàng có tác dụng giúp cho tác dụng trấn tĩnh được kéo dài.

   Ông còn chứng minh bằng thực nghiệm rằng tác dụng trấn tĩnh của ngưu hoàng chủ yếu là do axit cholic, còn muối canxi cũng hơi có tác dụng trấn tĩnh nhưng không phải là chất tác dụng chủ yếu.

   b) Năm 1956, Chu Nhan (Trung Quốc) đã báo cáo thấy ngưu hoàng có tác dụng bảo vệ chuột nhắt khỏi tác dụng cơ quắp gây nên bởi cocain và mophin.

2. Tác dụng đối với máu:

   a) Trong tạp chí Đông kinh y sự (Nhật Bản 1931) có báo cáo ngưu hoàng có tác dụng tăng hồng huyết cầu và huyết sắc tố. Trước hết, trích huyết thỏ để đi tới thiếu máu, sau đó cho uống ngưu hoàng để theo dõi sự khôi phục hồng cầu và huyết sắc tố.

   b) Trong tạp chí The Journal of Oriental medicine 33: (5) 1940, một tác giả Nhật Bản khác đã chứng minh lần nữa trên thực nghiệm tác dụng sinh sản hồng cầu và huyết sắc tố của ngưu hoàng và còn chứng minh rằng tác dụng đó chủ yếu do vitamin D, bilirubin và ecgosterol.

   Nhưng trong ngưu hoàng có axit cholic có tính chất của saponin làm giảm sức căng mặt ngoài cho nên nếu tiếp xúc trực tiếp với hồng cầu như tiêm mạch máu, có thể gây phá huyết.

3. Tác dụng đối với tim mạch:

   Do thành phần axit cholic của ngưu hoàng nên có tác dụng gần giống dương địa hoàng Digitalis.
Nhưng nếu tiêm lượng lớn ngưu hoàng vào tĩnh mạch con chó thì thấy tác dụng trực tiếp ức chế cơ tim, đưa đến hạ huyết áp, hô hấp tăng mạnh.

   Theo Chu Nhan (Trung Quốc) thì năm 1952 có tác giả nói ngưu hoàng uống vào làm mạnh tim, co mạch và đưa đến tăng huyết áp.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngưu hoàng thường được dùng trong nhân dân làm thuốc trấn tĩnh và mạch tim trong các triệu chứng điên cuồng, sốt quá phát cuồng, co quắp, trẻ con bị kinh phong.

Thường uống dưới dạng bột hay phối hợp với các vị thuốc khác làm thành viên.

Có thể làm truỵ thai do đó sách cổ có ghi cấm dùng cho phụ nữ có thai. Liều dùng 0,3-0,6g.

Theo tài liệu cổ: Ngưu hoàng có vị đắng, tính bình, hơi có độc; vào 2 kinh Tâm và Can. Có tác dụng thanh tâm giải độc, chữa hồi hộp, khai đờm. Dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, ung thư, đinh nhọt. Doanh phận không có nhiệt và phụ nữ có thai không dùng được.

Đơn thuốc có ngưu hoàng:

Chữa bệnh viêm não (encephalite B.): (Trung Hoa y học tạp chí 2/1956: 110 - 113). Còn dùng chữa sốt nóng, sốt quá nói mê, co quắp.

   Ngưu hoàng, uất kim (nghệ), tê giác, hoàng liên, hoàng cầm, sơn chi (dành dành), chu sa, hùng hoàng (As2S3) mỗi vị 40g, xạ hương, băng phiến mỗi vị 10g, trân châu 20g. Tất cả tán nhỏ, dùng mật viên thành viên, mỗi viên nặng 4g. Bảo quản trong viên sáp.

   Mỗi lần uống 1 viên. Bệnh nặng thể thực có thể uống thêm. Trong ngày có thể uống tới 3 viên. Trẻ con giảm liều xuống một nửa. Phụ nữ có thai không dùng được.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Dâu gia xoan
04/05/2025 08:35 CH

- 假黄皮. Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Cămpuchia). Tên khoa học Clausena excavata Burm. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sắn thuyền - 多花蒲桃. Còn gọi là sắn sàm thuyền. Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sảng - 假蘋婆 (假苹婆). Còn gọi là cây sảng, sảng lá kiếm, quả thang. Tên khoa học Sterculia lanceolata Cavan. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Săng lẻ - 絨毛紫薇 (绒毛紫薇). Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (miền Nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên). Tên khoa học Lagerstroemia calyculata Kurz (syn. Lagerstroemia angustifolia Pierre ex.Lan.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae). Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng nước (chỉ nơi mọc ở nước), bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng), .v.v. Tên Lagerstroemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thụy Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.
Sao đen - Còn gọi là koky (Campuchia), may khèn (Lào). Tên khoa học Hopea odorata Roxb. Thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Sấu - 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).
Sen - 蓮 (莲). Còn có tên là liên, quỳ. Tên khoa học Nelumbo nucifera Gaertn. (Nelumbium nuciferum Gaertn., Nelumbium speciosum Willd.). Thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Ta dùng tâm sen (Embryo Nelumbinis hoặc Plumula Nelumbinis) còn gọi là liên tâm hay liên tử tâm là chồi mầm phơi hay sấy khô lấy ở hạt sen.
Sen cạn - 旱金蓮 (旱金莲). Còn gọi là grande cappucine. Tên khoa học Tropaeolum majus L. Thuộc họ Sen cạn (Tropaeolacae).
Seo gà - 鳳尾草 (凤尾草). Còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ. Tên khoa học Pteris multifida Poir. (P. Serrulata L. f.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên seo gà vì lá có một cái seo giống như seo ở đuôi con gà.
Sì to - 蜘蛛香. Còn gọi là valerian. Tên khoa học Valeriana jatamansi Jones. Thuộc họ Nữ lang (Valerianaceae). Sì to là một loài valerian mọc hoang dại và được dân tộc Mèo sử dụng gần như Valeriana officinalis L. ở châu Âu.
Sim - 桃金娘. Còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương. Tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomentosa Ait., Myrtus canescens Lour.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sổ - 五椏果. Còn gọi là sổ bà, thiều biêu, co má sản (Thái). Tên khoa học Dillenia indica L. Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Sở - 茶梅. Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.]. Thuộc họ Chè (Theaceae). Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây: Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng. Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.
So đũa - 木田菁. Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào- Viênchian), fayotier (Pháp). Tên khoa học Sesbnia grandiflora Pers. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sơn từ cô - 獨蒜蘭 (独蒜兰). Còn gọi là mao từ cô. Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulbocodioidcs Franch.). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tai chua - 大果藤黄. Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Grevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên, và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]