Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NGƯU BÀNG - 牛蒡子

Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử.

Tên khoa học Arctium lappa L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

NGƯU BÀNG, 牛蒡子, đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử, Arctium lappa L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Ngưu bàng - Arctium lappa

Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây:

   - Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng.

   - Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane.

Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.

A. MÔ TẢ CÂY

Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay hai năm, cao chừng 1m đến 1,5m. Phía trên phân nhiều cành.

Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rộng, hình tim, đường kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng.

Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm. Cánh hoa màu hơi tím.

Quả bế, màu xám nâu, hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng mà có chứ rất ít thu thập ở những cây mọc hoang. Trong đợt điều tra dược liệu Lào Cai tháng 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao huyện Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang.

Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả phơi khô là được. Khi hái cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay.

Nếu dùng rễ thì hái vào mùa xuân năm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không, rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả chín vào tháng 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc mới tốt; sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dày 2cm, phơi hay sấy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quả ngưu bàng (gọi nhầm là hạt) người ta đã chiết xuất được 25-30% chất béo và một chất glucozit gọi là actiin C27H34O11.H2O. Ngoài ra còn chất lappin (ancaloit).

Khi thuỷ phân chất actiin (arctiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza.

IMG

Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glyxerit của các axit panmitic, stearic và oleic.

Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin (có khi tới 70%), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,40%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kaki (nitrat và cacbonat).

Trong lá có men oxydaza rất mạnh.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tây y dùng rễ ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tẩy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và sưng khớp, một số bệnh ngoài da (hắc lào, mặt có nhiều trứng cá, lở loét v. v. ..).

Còn dùng cho người bị đường tiện (đái ra đường) vì người ta cho rằng cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng tăng lượng glycogen trong gan. Còn có tác dụng chữa mụn nhọt. Hoạt chất chưa rõ. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 0,60g cao thuốc ổn định. Có thể dùng bột ổn định. Uống luôn trong 3 ngày.

Đông y thường và chỉ dùng quả (gọi nhầm là hạt) để chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai. Đối với mụn nhọt đang nung mủ, hoặc tràng nhạc thì có tác dụng chóng vỡ và khỏi. Đối với bệnh sởi đậu cũng có tác dụng làm cho chóng khỏi.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.

Theo tài liệu cổ: Ngưu bàng có vị cay, đắng, tính hàn; vào 2 kinh Phế và Vị. Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc; tuyên phế, thấu chẩn. Dùng chữa ngoại cảm biểu chứng, ma chẩn, (đậu sởi), vị thấu (không thấu), phong chẩn, yếu hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được.

Nhân dân châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu bọ, ong, muỗi và rết cắn, có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và thân.

Đơn thuốc có ngưu bàng tử:

   - Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g. Sắc uống trong ngày.

   - Chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này, chia làm 3 lần uống; dùng nước nóng chiêu thuốc.

   - Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt, cổ họng tắc: Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml. Sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.

   - Bài thuốc chữa phù thận cấp tính: Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa sống), phù bình (sao khô) 6g. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5g, dùng nước nóng chiêu thuốc (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây si
28/04/2025 07:48 CH

- 垂葉榕 (垂叶榕). Còn gọi là cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Cămpuchia), bo nu xe (Phan Rang). Tên khoa học Ficus benjamina L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mộc qua - 木瓜. Tên khoa học Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Mộc qua (Fructus Chaenomelis lagenariae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây mộc qua (Chaenomeles lagenaria).
Mộc tặc - 木贼. Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút. Tên khoa học Equisetum arvense L. Thuộc họ Mộc tặc (Equisetaceae). Mộc tặc (Herba Equiseti arvensis) là toàn cây mộc tặc phơi khô. Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc ("mộc" là gỗ, "tặc" là giặc, giặc đối với gỗ).
Mộc thông - 木通. Mộc thông là một vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không thống nhất. Người ta đã thống kế, phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc hương (Aristolochiaceae), Mao lương (Rauunculaceae) cho vị thuốc mang tên mộc thông. Tại Việt Nam, cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông. Khi sử dụng cần chú ý theo dõi. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cây thường được dùng nhất. Vị mộc thông, nguyên gọi là thông thảo, vì có lỗ nhỏ ở hai đầu nên gọi tên như vậy ("mộc" là gỗ, "thông" là thông qua).
Móng lưng rồng - 九死還魂草 (九死还魂草). Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi. Tên khoa học Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring. Thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Mù u - 海棠油. Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia). Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.). Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).
Mùi tây - 歐芹 (欧芹). Còn gọi là rau pecsin, persil. Tên khoa học Petroselinum sativum Hoff. (Carum petroselinum Benth. et Hoof. f). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Muống biển - 馬鞍藤 (马鞍藤). Tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer.). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Muồng trâu - 翅荚决明, 对叶豆. Còn gọi là trong bhang, ana drao bhao (Buôm mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch (Campuchia) khi lek ban (Lào). Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Muồng truổng - 簕欓花椒. Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam. Tên khoa học Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zanthoxylum herculis Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Mướp - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc. Tên khoa học Luffa cylindrica (L. ) Roem, (Momordica cylindrica L.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mướp đắng - 苦瓜. Còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao (Mường-Thanh Hóa). Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mướp tây - 咖啡黃葵. Còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.). Tên khoa học Hibiscus esculentus L. (Albelmoschus esculentus Wight et Arn.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Na - 番荔枝. Còn gọi là sa lê, mãng cầu, mãng cầu giai, mãng cầu ta, phan lệ chi. Tên khoa học Annona squamosa L. Thuộc họ Na (Annonaceae).Cây na cho ta các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Lá, hạt và quả.
Nấm hương - 香菇. Còn gọi là bioc hom, lét lang. Tên khoa học Lentinus edodes (Berk.) Sing.; Agaricus rhinonensis Berk. Thuộc họ Nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Nàng nàng - 白毛紫珠. Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào), srul kraham (Cămpuchia). Tên khoa học Callicarpa cana L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Nga truật - 蓬莪術 (蓬莪术). Còn gọi là ngải tím, tam nại, bồng truật, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma zedoaria. Rosc. (Curcuma zerumbet Roxb.). Nga truật (Rizomza Zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây ngải tím Curcuma zedoaria Rosc.
Ngải cứu - 艾葉 (艾叶). Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học Artemisia vulgaris L.. Thuộc học Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng lá có lẫn ít cành non - Forlium Artemisiae - phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]