Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NGƯU BÀNG - 牛蒡子

Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử.

Tên khoa học Arctium lappa L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

NGƯU BÀNG, 牛蒡子, đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử, Arctium lappa L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Ngưu bàng - Arctium lappa

Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây:

   - Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng.

   - Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane.

Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.

A. MÔ TẢ CÂY

Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay hai năm, cao chừng 1m đến 1,5m. Phía trên phân nhiều cành.

Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rộng, hình tim, đường kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng.

Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm. Cánh hoa màu hơi tím.

Quả bế, màu xám nâu, hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng mà có chứ rất ít thu thập ở những cây mọc hoang. Trong đợt điều tra dược liệu Lào Cai tháng 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao huyện Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang.

Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả phơi khô là được. Khi hái cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay.

Nếu dùng rễ thì hái vào mùa xuân năm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không, rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả chín vào tháng 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc mới tốt; sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dày 2cm, phơi hay sấy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quả ngưu bàng (gọi nhầm là hạt) người ta đã chiết xuất được 25-30% chất béo và một chất glucozit gọi là actiin C27H34O11.H2O. Ngoài ra còn chất lappin (ancaloit).

Khi thuỷ phân chất actiin (arctiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza.

IMG

Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glyxerit của các axit panmitic, stearic và oleic.

Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin (có khi tới 70%), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,40%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kaki (nitrat và cacbonat).

Trong lá có men oxydaza rất mạnh.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tây y dùng rễ ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tẩy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và sưng khớp, một số bệnh ngoài da (hắc lào, mặt có nhiều trứng cá, lở loét v. v. ..).

Còn dùng cho người bị đường tiện (đái ra đường) vì người ta cho rằng cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng tăng lượng glycogen trong gan. Còn có tác dụng chữa mụn nhọt. Hoạt chất chưa rõ. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 0,60g cao thuốc ổn định. Có thể dùng bột ổn định. Uống luôn trong 3 ngày.

Đông y thường và chỉ dùng quả (gọi nhầm là hạt) để chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai. Đối với mụn nhọt đang nung mủ, hoặc tràng nhạc thì có tác dụng chóng vỡ và khỏi. Đối với bệnh sởi đậu cũng có tác dụng làm cho chóng khỏi.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.

Theo tài liệu cổ: Ngưu bàng có vị cay, đắng, tính hàn; vào 2 kinh Phế và Vị. Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc; tuyên phế, thấu chẩn. Dùng chữa ngoại cảm biểu chứng, ma chẩn, (đậu sởi), vị thấu (không thấu), phong chẩn, yếu hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được.

Nhân dân châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu bọ, ong, muỗi và rết cắn, có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và thân.

Đơn thuốc có ngưu bàng tử:

   - Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g. Sắc uống trong ngày.

   - Chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này, chia làm 3 lần uống; dùng nước nóng chiêu thuốc.

   - Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt, cổ họng tắc: Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml. Sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.

   - Bài thuốc chữa phù thận cấp tính: Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa sống), phù bình (sao khô) 6g. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5g, dùng nước nóng chiêu thuốc (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sấu
28/04/2025 01:46 SA

- 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đinh hương - 丁香. Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá; sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đơn răng cưa - 包疮叶. Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Đơn trắng (hé mọ) Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa. Tên khoa học Psychotria reevesii Wall. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn tướng quân - 台灣蒲桃 (台湾蒲桃). Tên khoa học Syzygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Đu đủ - 番木瓜. Còn có tên là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học Carica papaya L. Thuộc họ Đu đủ (Papayaceae). Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain. Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.
Dứa - 菠蘿 (菠萝). Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam). Tên khoa học Ananas sativa Liud. (Ananas sativa L.). Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
Dứa bà - 龍舌蘭 (龙舌兰). Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpchia), sisal, agave (Pháp). Tên khoa học Agave americcana Lin. Thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae). Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]