Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NAM SÂM - 鵝掌柴

Còn có tên là sâm nam, cây chân chim, kotan (Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài.

Tên khoa học Schefflera octophylla (Lour.) Harms, (Aralia octophylla Lour.).

Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

NAM SÂM, 鵝掌柴, sâm nam, cây chân chim, kotan, ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài, Schefflera octophylla (Lour.) Harms, Aralia octophylla Lour., họ Ngũ gia bì, Araliaceae

Nam sâm - Schefflera octophylla

Ta dùng thân lá và rễ của cây chân chim làm thuốc.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỡ hoặc cây to có thể cao từ 2-8m.

Lá kép hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm rộng 3-6cm, cuống lá chét ngắn 1,5-2,5cm. Cuống lá chét giữa, dài hơn đo được 3-5cm.

Cụm hoa chùy hoặc chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5, bao phấn 2 ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm. Khi chín có màu tím sẫm đen, trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc rải rác khắp nơi Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình, Nam Hà.

Rễ đào về rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ. Phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Năm 1989 (Chem. Pharm. Bull. 37 (10) 27-2730) J. Kitajama và cộng sự đã chiết từ lá Sch. octophylla của Nhật hai tritecpennoit glucozitlà 3 α- hydroxylap. 20 (29) ene 23,28 dioic axit 28-0-α L.rhamnopyranosyl và 3 -epo-betulinic axit 3-O-β D-glucopyranozit.

Năm 1990 (Chim. Pharm. Bull. 38(3) 714-716) Vẫn tác giả trên còn phát hiện thêm 2 tritec penoit sulfat cũng từ lá Sch. octophylla mọc ở Nhật: 3-epi-betulinuc axit 3-O-sulfate và betulinic axit 3-O-sulfat. Đây là một điều thú vị vì triterpenoit sulfat thu được từ thiên nhiên ở dạng tự do.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nguyễn Văn Đàn, Lê Nguyên Dục và Trần Kim lạng (Kỷ yếu công trình nghiên cứu dược liệu 1961-1971,2,176-181) đã sử dụng dịch chiết vỏ thân cây Nam sâm hay ngũ gia bì chân chim bằng cồn 40o theo tỷ lệ 1:1 thí nghiệm trên súc vật đã đi đến một số kết luận sau đây:

1. Về mặt độc tính, Nam sâm có LD50 là 53,5g/kg thể trọng trong khi nhân sâm có LD50 là 22,0g/kg, tam thất là 9g/kg thể trọng. Vậy theo thực nghiệm Nam sâm ít độc hơn những loại thuốc khác cùng họ.

   Trên súc vật thực nghiệm, khi dùng Nam sâm dài ngày không thấy có tác dụng độc hại đối với các chức năng gan, thận và hằng số máu.

2. Mặt khác qua một số thí nghiệm sau đây, các tác giả đã cho rằng thường phải dùng Nam sâm với liều tương đối cao thì mới thu được tác dụng.

   - Tăng lực (tăng khả năng vận động) trên súc vật: với liều 2,5g vỏ/kg vỏ thân Nam sâm làm tăng rã rệt thời gian bơi của chuột nhắt trắng so với nhóm đối chứng.

   - Với liều 0,75g/kg thể trọng vỏ thân Nam sâm (tiêm dưới da) có tác dụng kích thích rõ rệt trên thần kinh chuột nhắt đã tiêm thuốc ngủ veronal natri.

   - Với liều 5g vỏ/ kg thể trọng (uống) Nam sâm có tác dụng chống lạnh rõ rệt đối với chuột nhắt trắng.

   - Với liều 2,5g/kg thể trọng (tiêm dưới da) vỏ Nam sâm chưa thể hiện tác dụng chống nóng trên chuột nhắt trắng thực nghiệm.

   - Với liều 5g/kg thể trọng (uống) vỏ Nam sâm không thể hiện được tác dụng kiểu oestrogen một cách chắc chắn (thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái đã thiến bỏ buồng trứng theo phương pháp Allen Doisy).

   - Uống với liều 2,5g/kg thể trọng vỏ nam sâm có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên chuột trắng thực nghiệm.

3. Các tác giả đã đề nghị liều sử dụng cho người lớn là 6-10g bột dược liệu khô trong một ngày và đưa ra sử dụng trên người hai dạng bào chế của vỏ thân nam sâm: dạng rượu ngọt 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên langtonic (chai 500ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml và dạng elixia 1ml chứa 2g bột dược liệu khô với tên là langgosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tại một số vùng nhân dân đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng phơi khô pha hoặc sắc với nước uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện.

Liều dùng 6-11g.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Huyền sâm
15/05/2025 11:37 CH

- 玄參 (玄参). Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Tên khoa học Scrophularia buergeriana Miq. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scro...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Trám - 橄欖 (橄榄). Còn gọi là cảm lãm, trám trắng, cà na, thanh quả, đêm ta lát (Cămpuchia). Tên khoa học Canarium album (Lour) Raensch (Canarium sinensis Rumph, Pimela alba Lour.). Thuộc họ Trám (Burseraceae). Thanh quả (Fructus Canarii) là quả trám trắng chín phơi hay sấy khô. Còn có tên là can thanh quả hay cảm lãm.
Trầm hương - 沉香. Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d'aigle, bois d'aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae). Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm - chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Tràm và khuynh diệp Tên tràm và khuynh diệp hiện nay thường được dùng lẫn lộn để chỉ một số cây cho tinh dầu có mùi và công dụng gần giống nhau, hoạt chất căn bản cũng như nhau, nhưng tỷ lệ hoạt chất có khác nhau, do đó cần chú ý để tránh nhầm lẫn, cũng như khi cần giới thiệu với nước ngoài.
Tràm và tinh dầu tràm - 白千層 (白千层). Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, - smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp). Tên khoa học Melaleuca leucadendron L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cành non mang lá tươi hay phơi khô; (2) Tinh dầu tràm thường gọi là tinh dầu khuynh diệp; (3) Tinh dầu tràm tinh chế.
Trân châu - 珍珠. Còn có tên là ngọc trai, bạng châu. Trân châu (Margarita, Perla, Pearl) là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria (Pinctada) martensii Dunker (Avicula martensii Dunker) thuộc họ Trân châu (Aviculidae hay Pteridae).
Trẩu - 石栗. Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin. Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.
Trầu không - 蒟醬 (蒟酱). Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Cămpuchia), hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.). Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tri mẫu - 知母. Tên khoa học Anemarrhena aspheloides Bunge. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri mẫu Anemarrhena aspheloides thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tri mẫu vốn tên là chi mâu do chi mâu là trứng con kiến, vì lúc mầm cây này mọc lên trông giống trứng con kiến, cho nên gọi tên. Sau đọc chệch thành tri mẫu.
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trúc nhự - 竹茹. Còn gọi là trúc nhị thanh, đạm trúc nhự. Tên khoa học Caulis Bvambusae in Taeniis. Trúc nhự là vị thuốc chế bằng cách cạo vỏ xanh của cây tre (Bambusa sp.), cây vầu (Phyllostachys sp.) và nhiều loại tre bương khác thuộc họ Lúa (Gramineae), sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi hay sấy khô.
Trứng cuốc - 斑果藤. Còn có tên là mắc năm ngoa (Viêntian), con go, mang nam bo (Thổ). Tên khoa học Stixis elongata Pierre. Thuộc họ Màn màn (Capparidaceae).
Tử uyển - 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.
Tục đoạn - 續斷 (续断). Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng). Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq. Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn. Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt.
Tục tùy tử - 續隨子 (续随子). Còn gọi là Thiên kim tử. Tên khoa học Euphorbia lathyris Lin. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tùng hương - 松香. Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao. Tên khoa học Resina Pini - Colophonium. Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Tỳ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Tỷ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Vải - 荔枝. Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Campuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]