Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MUỒNG TRÂU - 翅荚决明, 对叶豆

Còn gọi là trong bhang, ana drao bhao (Buôm mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch (Campuchia) khi lek ban (Lào).

Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.).

Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

MUỒNG TRÂU, 翅荚决明, 对叶豆, bhang, ana drao bhao, dâng het, tâng hét, dang hét khmoch, khi lek ban, Cassia alata L., Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq., họ Vang, Caesalpiniaceae

Muồng trâu - Cassia alata

A. MÔ TẢ CÂY

Muồng trâu là một cây nhỡ, cao chừng 1,50 hay hơn, đường kính có thể tới 10-12cm.

Lá có kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi có dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc đối; đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét sau một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài chừng 12-14cm.

Cụm hoa mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt.

Quả giáp, dẹt, dài 8-16cm, rọng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như nó có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Còn mọc ở Lào và Cămpuchia.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit. Trong quả tỷ lệ antraglucozit lên tới 2,20% (theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3 -4 % (theo Đinh Đức Tiến, 1963).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân thường dùng lá muồng trâu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng (herpes circiné) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic (chrysophanic) hay thuốc mỡ crzarobin (chry.sarobn) chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.

Lá, quả, gỗ của thân còn được dùng làm thuốc nhuận tràng.

Dùng ngoài, không có liều lượng.

Dùng trong với liều 4-5g.

Sự kiêng kỵ như đối với tất cả các vị thuốc chứa anthraglucozit khác.

Đơn thuốc có muồng trâu:

   - Chữa hắc lào: Rửa sạch nơi bị bệnh, giã nát lá muồng trâu xát vào. Chỉ một hai lần là khỏi.

   - Có thể chế thành thuốc theo phương pháp sau đây: Nghiền nát lá tươi bằng máy nghiền thịt. Đổ vào đó nước đun sôi có phanatri florua. Để yên trong 24 giờ. Lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 90o. Ngâm 24 giờ, ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước tại, cô tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri florua. Với cao này, ta có thể chết thành thuốc mỡ 1/5.

Có thể giã lá với nước ép chanh quả và ít muối mà dùng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ hòn
21/04/2025 08:00 CH

- 無患子 (无患子). Còn gọi là bòn hòn, vô hoạn, thụ, lai patt (dân tộc núi Bà Rá-Biên Hòa), savonniier (Pháp). Tên khoa học Sapindus mukorossiee Gaertn. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây kim vàng - 花葉假杜鵑 (花叶假杜鹃). Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
Cây lá ngón - 斷腸草 (断肠草). Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột - hồ mạn trường - đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo. Tên khoa học Gelsemium elegans Benth, (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây lá ngón được coi lá loại cây độc nhất trong nước ta. Người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Tên cây ngón còn dùng để chỉ một cây khác nữa có tên khoa học là Pterocaryatonkinensis Dode thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae) sẽ giới thiệu ở sau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây lá tiết dê - 錫生藤 (锡生藤). Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám. Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây lim - 格木. Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc. Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mã tiên thảo - 馬鞭草 (马鞭草). Còn có tên là cỏ roi ngựa. Tên khoa học Verbena officinalis L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô. Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy. Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mắm - 海欖雌 (海榄雌). Còn gọi là mắm đen, mắm trắng. paletuvier, manglier (Pháp). Tên khoa học Aviccennia marina Vierh var. alba Bakhuiz (mắm trắng), Avicennia marina Vierh var. rumphiana Bakhuiz. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbernaceae).
Cây mào gà đỏ - 雞冠花 (鸡冠花). Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Tên khoa học Celosia cristata L. (Celosia argentea var. cristata (L.) O. Kuntze. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]