Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MƠ - 杏

Còn có tên là ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, abricotier (Pháp), má pheng (Thái), mai.

Tên khoa học Prunus armenniaca L. (Armenniaca vulgarris Lamk).

Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

MƠ, 杏, ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, abricotier, má pheng, mai, Prunus armenniaca L., Armenniaca vulgarris Lamk, họ Hoa hồng, Rosaceae

Cành mơ - Prunus armenniaca

Cây mơ cho ta những vị thuốc sau đây:

   1. Khổ hạnh nhân (Semen Armeniaca amarae) là hạt khô của cây mơ.

   2. Nước cất hạt mơ Aqua Armeniniacae chế từ hạt mơ.

   3. Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) là quả mơ chế và phơi hay sấy khô.

   4. Dầu hạnh nhân (Oleum Armeniacae) dầu ép từ hạt mơ.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4-5m.

Lá mọc so le, có cuống phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 sắc trắng hoặc màu hồng, mùi thơm.

Quả chín vào tháng 3-4. Đây là một quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh: Có nhiều thịt trong có một hạt. Ngoài cây mơ nói ở đây, tại một số tỉnh miền Bắc có loài song mai, mỗi đốt mọc 2 quả được coi quí hơn.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở Hà Tây (vùng chùa Hương, thuộc huyên Mỹ Đức), Nam Hà (huyện Kim Bảng), Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có. Còn mọc ở Liên Xô cũ (tại nước cộng hòa Acmênia), Trung quốc, Nhật Bản.

Quả mơ hái vào tháng 3-4 (tháng 2-3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàmg ) hái về tãi mỏng. Tùy theo chế mơ trắng (bạch mai) hay mơ đen (ô mai) cách chế biến khác nhau.

Chế bạch mai hay diêm mai. Khi quả mơ phơi đã héo, thì dùng muối xát đều, sau đó bỏ vào vại sành muối như muối cà (không đổ nước), muối 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, phơi cho tái tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ hai, thêm một ngày một đêm nữa, rồi phơi cho thật khô. Muối thấm vào quả mơ kết tinh thành một lớp trăng trắng nên gọi là bạch mơ (bạch = trắng) ta còn gọi là ô mai muối mặc dầu chữ ô mai dùng ở đây không đúng.

Chế ô mai (ô = đen, mai = mơ): Hái những quả mơ thật già đem về tãi mỏng ở những nơi mát trong 3 ngày cho héo, sau đó đun nước sôi, cho quả mơ vào cho đến khi da mơ nhăn lạI, cho vào chõ đồ rồi lại phơi. Làm như vậy 6-7 lần cho đến khi quả mơ tím đen là được. (Kiểu 9 lần đồ, 9 lần phơi hay cửu chưng, cửu sái). Có nơi đem về đồ ngay rồi phơi,  phơi héo lại đồ, làm như vậy chín lần cho đến khi quả mơ có màu đen thì phơi khô kiệt là được.

Theo kinh nghiệm chế biến của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và một số nơi của ta, người ta có thể chế ô mai bằng cách hái về cho vào lò sấy bằng khói than củi nhiệt độ không quá 40oC cho khô và hơi có màu vàng đen sẫm thì cất vào kho để một thời gian cho ngả màu đen là được. Sau đó loại bỏ hạt chỉ lấy thịt thôi. Hơi khói ở đây giúp cho sự bảo quản.

Chế ô mai cam thảo: Có khi người ta thêm vào mơ gừng, cam thảo và muối cũng gọi là ô mai.

Chế nước cất hạt mơ:

   - Hạt mơ nhân 1200g; nước lã 2000ml; cồn 90o vừa đủ; Nước cất vừa đủ;

   - Giã nhân hạt mơ, ép bỏ dầu đi (dầu hạt mơ này có thể dùng tên dầu hạnh nhân). Cho bã vào nồi cất thêm nước lã vào. Khuyấy đều. Để yên hai giờ trở lên. Cất lấy hơi nước. Đầu ống dẫn hơi được nhúng vào bình trong đó đã chứa 300ml cồn 90o.

   - Khi cất được tất cả cồn và nước chừng 900ml thì thôi. Lấy một ít nước này, định lượng axit xyanhydric. Dùng một hỗn hợp một phần cồn và 3 phần nước cất (tính theo thể tích) để pha thêm vào chỗ cất được để cứ 100ml có 0,10g axit xyanhydric như vậy ta sẽ được nước cất hạt mơ dùng làm thuốc.

Chế rượu mơ:

   - Mơ chín mua về rửa sạch, để ráo nước. Cho vào bình có nút kín. Cứ cân mơ thêm 1 lít rượu 50o. Ngâm trong thời gian một tháng trở lên. Gạn lấy rượu này. Thêm vào bã còn lại 1 lít rượu 50o mới. Lại ngâm từ 1 tháng trở lên. Gạn lấy rượu. Sau khi gạn rượu rồi, những quả mơ còn lại có thể ướp muối làm ô mai như trên.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong thịt quả mơ có chừng 2,5% axit trong đó chủ yếu gồm axit xitric, axit tactric, độ 27% chất đường (chủ yếu là sacaroza), một ít dextrin, tinh bột, quexetin, izoquexetin, caroten, lycopen, vitamin C, tanin, pectin, metylsalixylat, men peroxydaza và ureaza.

IMG

Năm 1968, từ quả mơ, người ta chiết được một chất có tác dụng đối với vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis. Tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của axit xitric và malic (Chemical abstract 1968. 69 - 686C).

Nhân hạt mơ chứa 35-40% chất dầu (gọi là dầu hạnh nhân) và 3% chất amygdalin C20H27O11 và men emunsin. Men Emunsin gồm 2 men là men amydalaza và men prunaza.

Amygdalin chịu tác dụng của men emunsin cho axit xyanhydric, andehyt benzoic hay benzandehyt và glucoza:

IMG

Năm 1951, người ta phát hiện trong dung dịch hạt mơ một chất axit được đặt tên là axit pangamic. Về sau người ta xác định axit pangamic chính là vitamin B-15 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1950 trong gan bò. Vitamin B-15 có trong nhân hạt mơ với một tỷ lệ khá cao.

Người ta còn chiết được vitamin B-15 trong mầm thóc và trong cám gạo, men bia, máu bò và gan ngựa. Vitamin B-15 có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa oxy trong tế bào làm cho tế bào chóng hồi phục và làm cho cơ thể chậm già.

Hiện nay vitamin B-15 được dùng trong những bệnh về tim, phổi (nhồi máu cơ tim, tràn khí phổi, vữa động mạch), viêm gan và xơ gan trong giai đoạn đầu... Cấu trúc của axit pangamic hay vitamin B-15 đã được xác định là este của axit gluconic và dimetylglyxin.

Dầu hạt mơ  hay dầu hạnh nhân có tỷ trọng 0,91-0,92, chỉ số xà phòng 188-198, chỉ số iôt 100-108. Thành phần chủ yếu của dầu hạt mơ là axit oleic và axit linoleic.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1971, Đỗ Tất Lợi, Bùi Thụ và cộng sự (Tạp chí y học 3-1971, tr. 34-40) dựa vào tính chất chỉ khái, sinh tân dịch của mơ ghi trong những tài liệu cổ và còn truyền tụng trong nhân dân đã nghiên cứu trên công nhân thuỷ tinh làm việc ở những khu vực có nhiệt độ cao thường xuyên, theo phương pháp có đối chứng plaxebo đã đi đến những kết luận sau đây:

   Nước quả mơ pha đường có tác dụng làm cho công nhân làm việc ở nơi nóng, khô đỡ khát nước, giảm lượng mồ hôi, giảm lượng nước uống, giảm lượng muối mất đi do mồ hôi trong lao động.

   Nước quả mơ pha đường còn làm thời gian phản xạ ít kéo dài hơn và làm sức bền bỉ dẻo dai ít giảm sút vào cuối buổi lao động cũng như bớt được hiện tượng đái ra máu vi thể?

Năm 1972, Đỗ Chung Võ, Lê Thị Minh Liên và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm tương tự trên công nhân lò nóng ở nhà máy xi măng Sài Sơn (Hà Tây) bằng nước muối mơ (dư phẩm chế ô mai) cũng đi đến những kết luận tương tự.

Người ta cho rằng thịt quả mơ  có tác dụng là do các axit hữu cơ, chất đường, vitamin C...

Nhân hạt mơ  tác dụng do chất amygdalin. Chất này vào cơ thể sẽ cho HCN và andehyt benzoic hay benzandehyt. Chất HCN tác dụng đối với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó hôn mê. Đối với khu trung hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế.

Nhưng HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, nhưng khi dùng liều nhỏ hoặc uống amygdalin vào cơ thể, chất HCN chỉ giải phóng từ từ sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp do đó dùng để chữa ho.

Gần đây, với sự phát hiện ra vitamin B-15 trong hạt mơ, một số tác dụng dùng mơ chế rượu uống cho những người có tuổi có thể được giải thích.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nước cất hạt mơ có độc, dùng phải cẩn thận. Dùng để chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày.

Mỗi lần dùng 0,5 đến 2ml. Cả ngày có thể dùng 2 đến 6ml. Liều tối đa một lần 2ml. Liều tối đa cả ngày là 6ml.

Ô mai được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, trừ đờm, hen xuyễn, khó thở, phù thũng. Ngậm hoặc sắc uống.

Ngày uống từ 3 đến 6g. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác) đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật, ô mai có tác dụng do môi trường axit làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ.

Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng với liều 5-15ml dùng dưới hình thức thuốc sữa. Dầu hạt mơ còn dùng làm thuốc bôi trừ nẻ, bôi tóc cho trơn và bóng.

Rượu mơ dùng làm rượu bổ giúp cho ăn ngon cơm, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát. Ngày uống 30-60ml.

Đơn thuốc có mơ và ô mai:

   - Chữa kiết lỵ khát nước: Ô mai 2-3 quả, thêm nước vào đun sôi giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.

   - Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai hai quả, thêm 300ml nước, đun sôi giữ sôi 15 phút, thêm đường vào cho vừa đủ ngọt, cho uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

   - Chữa băng huyết: Ô mai 7 quả, thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia làm ba lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc.

Chú thích: Thuốc cùng loại với hạt mơ có vị hạnh nhân (ta chưa có) và đào nhân (hạt đào). Xem vị đào: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/dao.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sấu
28/04/2025 01:46 SA

- 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ngâu - 米仔蘭 (米仔兰). Tên khoa học Aglaia duperreana Pierre. Thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Nghệ - 薑黃 (姜黄). Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Ngô đồng - 梧桐. Tên khoa học Sterculia platanifolia L. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Ngưu bàng - 牛蒡子. Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử. Tên khoa học Arctium lappa L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây: Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng. Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane. Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.
Nhãn hương - 龍眼 (龙眼). Tên khoa học Melilotus suaveolens Ledeb. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Nhãn hương là mùi thơm của nhãn vì cây khô thoang thoảng có mùi nhãn, Melilotus do chữ Hy Lạp mel = mật, lotos = cỏ thức ăn gia súc, vì cỏ thức ăn gia súc có mùi mật.
Nhân trần Tên nhân trần lại dùng để chỉ ít nhất cũng là 3 cây khác nhau, hình dáng và họ thực vật khác hẳn nhau. Cần chú ý khi sử dụng và nghiên cứu: (1) Cây nhân trần Việt Nam (chữ Việt Nam là do chúng tôi tạm thêm để phân biệt mấy cây với nhau). Tên khoa học được một số nhà thực vật của ta xác định là Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). (2) Cây nhân trần bồ bồ vì một số vùng gọi là bồ bồ, một số vùng khác gọi là nhân trần. Trong những sách do chính chúng tôi viết và cho in, một số tác giả trước đây thường gọi là nhân trần. Nhưng trên thực tế điều tra lại, tên bồ bồ phổ biến hơn. Hiện nay Công ty dược liệu vẫn thu mua và cung cấp cây bồ bồ này với tên nhân trần. Tên khoa học là Adenosma capitatum Benth. thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariacase). Trước đây xác định là Acrocephalus capitatus thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Nay mới đính chính lại. (3) Cây nhân trần Trung Quốc (chữ Trung Quốc chúng tôi cũng mới thêm sau để phân biệt mấy cây với nhau). Trong các sách Trung Quốc không có thêm 2 chữ Trung Quốc vào mà lại gọi là nhân trần cao. Tên như vậy vì trên thực tế chỉ thấy giới thiệu trong các sách Trung Quốc; chưa thấy mọc ở Việt Nam, có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. thuộc họ Cúc (Compositae). Hai cây trên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng ít được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, còn cây nhân trần Trung Quốc không thấy sử dụng ở ta nhưng lại được nghiên cứu tương đối kỹ.
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Niễng - 茭白. Còn gọi là cô mễ, giao cẩn, lúa miêu, của niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizania latifolia Turcz, (Zizania aquatica L., Zizapia dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseb., Limnochloa caduciflora Turcz.). Thuộc họ Lúa Poeceae (Gramineae). Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử. Giao bạch tử (Fructsus Zizaniae) là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]