Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MÍA - 甘蔗

Còn gọi là cam giá.

Tên khoa học Saccharum offcinarum L.

Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

mía, 甘蔗, cam giá, Saccharum offcinarum L., họ Lúa Poaceae, Gramineae

Mía - Saccharum offcinarum

Saccharum do chữ Ấn Độ, sakhara có nghĩa là đường; cam giá vì "cam" là ngọt, "giá" là gậy, cây trông giống cái gậy, có vị ngọt.

A. MÔ TẢ CÂY

Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100cm. Thân có đốt, giữa các đốt có chứa nhiều sacaroza.

Có nhiều thứ mía: Mía de thân nhỏ gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mía vốn nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước từ Đông sang Tây. Năm 1493, Crixtôp Côlông mang mía trồng ở châu Mỹ.

Trên thế giới nước sản xuất mía nổi tiếng có Cuba, Ấn Độ.

Tại Việt Nam mía được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, ... miền Bắc ở các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú. Mía được trồng ở những nơi đất phù sa (nhẹ và sâu, có chất vôi) trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11 đến 18 tháng thu hoạch. Thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường. Làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ 2 hay chẻ 4, với tên cam giá.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong thân cây mía có: Sacaroza 7-10%, protein 0,22%, chất béo 0,5%, tro 0,5%. Thành phần tro gồm chủ yếu CaO 4,14%, MgO 3,53%, Fe2O3 0,11%, K2O 36,61%, Na2O 0,88%, SiO2 27,97%, SO3 17,38%, P2O5 4,76%, Cl 0,99% ngoài ra trong rễ còn Mn3O4 4,54%.

Các chất men: Lacaza, tyrozinaza, oxydaza, ba loại men này chỉ có trong nước mía non. Ngoài ra còn glyxin, asparagin, glutamin, lơxin, guanin, xylan, arabinoza và tanin.

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axit panmatic, axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Chất sáp chiếm 35% gồm chủ yếu axit xerotinic và rượu myrixylic.

Nước mía có màu nâu khi để lâu do men lacaza và polyphenola, men tyrosinaza trên tyrosin, ngoài ra còn có tác dụng của các axit hữu cơ, và các men trên chất sắt của máy ép. Nước mía chứa sacaroza 20%, glucoza, axit xitric, axit malic, axit tactric, axit aconitic, rượu myrixylic, galactoxylan, và K2O.

Lá mía khô chứa 0,0358 đến 0,1066% axit xyanhydric.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nước mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng.

Mía còn là nguyên liệu chế đường, mật dùng làm thực phẩm và chế thuốc, chế rượu.

Đơn thuốc có nước mía: Nước mía 7 chén, nước gừng 1 chén; nhấp dần chữa ăn vào nôn ra, hoặc sáng ăn chiều nôn, tối ăn sáng nôn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây bã thuốc
28/04/2025 11:31 CH

- 塔花山梗菜. Còn gọi là sang dinh (Mèo). Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall. Thuộc họ Lôbêli (Lobeliaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây cỏ nến - 香蒲. Còn có tên bồ thảo, hương bồ thảo, bồ hoàng. Tên khoa học Typha orientalis G. A. Stuart. Thuộc họ Hương bồ (Typhaceae). Người ta dùng bồ hoàng (Pollen Typhae) là phấn hoa sấy hay phơi khô của hoa đực cây cỏ nến. Tên cỏ nến vì cụm hoa của nó giống cây nến.
Cây cối xay - 磨盘草. Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo. Tên khoa học Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Cây cơm cháy - 走馬風 (走马风). Còn gọi là cây thuốc mọi. Tên khoa học Sambucus javanica Reinw. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Cây củ đậu - 沙葛, 地瓜. Còn gọi là củ sắng, măn phăo (Lào-Viêntian), krâsang (Cămpuchia), sắn nước (miền Nam). Tên khoa học Pachyrhizus erosus (L.) Urb. (Dolichos erosus L.), Pachyrhizus angulatus Rich. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cây củ đậu cho ta rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc, cần chú ý khi sử dụng.
Cây cúc bách nhật - 百日紅 (百日红). Còn gọi là thiên kim hồng, bách nhật hồng, bách nhật bạch, thiên nhật hồng. Tên khoa học Gomphrena globosa L. Thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cây đa - 印度榕. Tên khoa học: Ficus elastica Roxb; Đa búp đỏ, bồ đề (đom pur): Ficus religiosa L.; Đa nhiều rễ: Ficus macrophylla; Đa tròn lá: Ficus benghalensis L.. Đều thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cay dạ cẩm - 花耳草. Còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm. Tên khoa học Oldelandia eapitellata Kuntze. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá và ngọn non của nhiều loài dạ cẩm: Dạ cẩm thân tím nhiều lông và loài dạ cẩm thân xanh.
Cây đại - 雞蛋花 (鸡蛋花). Còn gọi là miến chi tử, kê đản tử, cây hoa đại, bông sứ, hoa sứ trắng, bông sứ đỏ, bông sứ ma, hoa săm pa (Lào). Tên khoa học Plumeria acutifolia Poir. (P. acuminata Roxb, P. obtusa Lour). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dâu - 桑. Còn gọi là mạy môn (Thổ), dâu cang (Mèo), tầm tang. Tên khoa học Morus alba L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Dầu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Lá dâu = tang diệp - Folium Mori; (2) Vỏ rễ cây dâu = tang bạch bì - Cortex Mori radicis; (3) Quả dâu = tang thầm - Fructus Mori; (4) Cây mọc ký sinh trên cây dâu = tang ký sinh (Ramulus Loranthi) có tên kho học là Loranthus parasiticus (L.) Merr. thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae); (5) Tổ bọ ngựa trên cây dâu = tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis; (6) Sâu dâu = con sâu nằm trong thân cây dâu. Vốn là ấu trùng của một loại xén tóc.
Cây dầu giun Còn có tên là cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Tên khoa học Chenopodium ambrosioides L. (Chenopodium anthelminticum A. Gray.). Thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae). Chú thích về tên: Tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940, vì cây này cho tinh dầu chữa giun. Có chữ dầu để phân biệt với cây sử quân tử có tên khác là cây giun. Tên thổ kinh giới là tên Trung Quốc giới thiệu. Cần biết để tránh nhầm lẫn.
Cây dền - 木瓣樹 (木瓣树). Còn gọi là cây sai (Hà Bắc - Sơn Động), cây thối ruột, mảy sẳn săn (Thổ). Tên khoa học Xylopia vielane Pierre. Thuộc họ Na (Anonaceae).
Cây diếp cá - 魚精草 (鱼腥草). Còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo. Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae).
Cây dừa cạn - 長春花 (长春花). Còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]