Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MẠCH BA GÓC - 蕎麥 (荞麦)

Còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai, Yên Bái).

Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Cilib).

Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

mạch ba góc, 蕎麥, 荞麦, tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo, Fagopyrum esculentum Moench, Fagopyrum sagittatum Cilib, họ Rau răm, Polygonaceae

Mạch ba góc - Fagopyrum esculentum

Ta có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết rutin.

A. MÔ TẢ CÂY

Mạch ba góc là một cây thuộc thảo, có nhiều cành, cao từ 0,4-1,7m, trung bình 0,7m, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ. Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có cuống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống. Gân lá hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở ngọn và nách lá. Hoa lưỡng tính, chỉ có một vòng bao hoa, màu trắng, đỏ hoặc trắng hồng. Bao hoa có 5 bản tồn tại trên quả. Nhị 8. Nhụy có 3 vòi rời nhau. Bầu thượng có tuyến mật ở xung quanh. Quả khô có 3 góc gồm 2 lần vỏ, lớp vỏ ngoài đen xám khi già, lớp vỏ hạt vỏ trong mọng, màu trắng vàng, bao hoa tồn tại. Hạt có mộr nhũ bột lớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Còn được trồng tại nhiều nước ở châu Âu, châu Á (Trung Quốc, Nhật).

Mạch ba góc được trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và cho súc vật, tuy nhiên ăn mạch 3 góc không, người rất mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo.

Bản thân cây mạch 3 góc cũng có 2 loại: Mạch 3 góc đắng, trồng có năng suất thu hoạch cao hơn nhưng trước khi dùng phải luộc kỹ, bỏ nước đầu đi, nếu không thì đắng không thể ăn được. Loại thứ hai gọi là mạch ngọt, năng suất thấp hơn, nhưng ít đắng hơn có thể ăn trực tiếp ngay, không qua giai đoạn luộc bỏ nước, cho nên tuy gọi là ngọt chỉ là tương đối so với loại mạch 3 góc đắng nói trên thôi.

Mạch 3 góc ở các tỉnh biên giới có thể trồng vào 2 vụ: Vụ Xuân Hạ trồng vào tháng 1-2, đến tháng 4-5 thu hoạch; vụ Thu Đông trồng vào 8-9, đến tháng 11-12 thu hoạch, trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2 đến 3 tháng.

Ta có thể trồng mạch 3 góc để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi hiện nay để chiết rutin, hoặc ta có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tỷ lệ rutin trong cây thay đổi tùy theo bộ phận, mùa thu hái và cách phơi  sấy.

Theo Couch (1944) nghiên cứu mạch ba góc trồng tại 4 địa phương khác nhau của Nhật Bản và cách thu hoạch khác nhau đã đi tới những kết luận sau đây:

Tỷ lệ trong lá cao nhất, ví dụ như trong lô lá và hoa có tỷ lệ rutin cao nhất là 6,37% thì riêng trong lá tỷ lệ 7,92%, còn trong hoa là 4,15%, tỷ lệ rutin trong thân thấp nhất 0,4%.

Trong quá trình phát triển của cây tỷ lệ rutin cũng thay đổi, người ta nhận thấy tỷ lệ rutin cao nhất vào khi hoa mới nở (ước 26 ngày sau khi gieo hạt). Tuy nhiên đặc biệt có cây cho hiệu suất cao nhất khi hái vào thời kỳ 40-54 ngày sau khi gieo hạt, lượng rutin tăng tới 3,5-4 lần so với hiệu suất nói trên.

Thời gian và nhiệt độ phơi sấy nguyên liệu cũng rất ảnh hưởng, phơi nhanh (40 đến 60 phút) ở nhiệt độ 90-105o rutin bị hao hụt ít nhất (38%), nhiệt độ thấp nhưng sấy kéo dài, hoặc trên 105o mà rút ngắn thời gian thì hiệu suất hụt từ 70 đến 100%.

Hiệu suất trung bình tính từ 2 đến 6%.

Tỷ lệ rutin trong 100 phần nguyên liệu:

    Nguyên liệu                      Trung                      Cao nhất                       Thấp nhất

    Toàn cây (trừ bỏ rễ)           2,07%                      8,56%                           0,43%

    Lá và hoa                           2,50%                      6,37%                           1,16%

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Hiện nay nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây mạch 3 góc để làm thức ăn cho gia súc và người.

Một số nơi dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai.

Ta đang bắt đầu nghiên cứu để dùng lúa mạch ba góc làm nguyên liệu rutin.

Tại các nước châu Âu và một số nước khác người ta chỉ dùng mạch ba góc để làm nguyên liệu chế rutin.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Chóc gai
25/04/2025 12:04 SA

- 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Rau mồng tơi - 落葵. Còn gọi là mồng tơi dỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ, phak pang (Lào). Tên khoa học Basella rubra L. (Basellaalba L.). Thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).
Rau mùi - 胡荽. Còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre, coriander (Anh), koriander (Đức). Tên khoa học Coriandrum sativum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferac). Quả mùi (Fructus Coriandri) ta thường gọi nhầm là hạt mùi là quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn gọi là hồ tuy vì hồ là nước Hồ (tên Trung Quốc cổ đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là ngọn và lá tản mát; Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt tản mát.
Rau mùi tàu - 假芫茜. Còn gọi là rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu. Tên khoa học Eryngium foetidum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau muống - 蕹菜. Còn gọi là bìm bìm nước, tra kuôn (Cămpuchia), phak bang (Vienchian), liseron d'eau (Pháp). Tên khoa học Ipomoea reptans (L.) Poir. - Ipomoea aquatica Forsk. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Rau ngổ - 沼菊. Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào). Tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Râu ngô - 玉米须. Râu ngô (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis) là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L.) đã già và cho bắp. Râu ngô hái vào lúc ta thu hoạch ngô.
Rau om - 水芙蓉. Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, ma am (Cămpuchia), phắp hom pôm (Lào). Tên khoa học Limnophila aromatica (Lamk.) Merr. Thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Rau răm - 芳香蓼. Còn gọi là thủy liểu, chi krassang tomhom (campuchia), phăk phèo (Viêntian). Tên khoa học Polygonum odoratum Lour. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Rau sam - 馬齒莧 (马齿苋). Còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier. Tên khoa học Portulaca oleracea L. Thuộc họ Rau sam (Portulacaceae). Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay phơi hoặc sấy khô (Herba Portulacae). "Mã" là con ngựa, "xỉ" là răng, "hiện" là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa.
Rau tàu bay - 野茼蒿. Tên khoa học Gynura crepidioides Beth. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Riềng - 高良薑 (高良姜). Còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga. Tên khoa học Alpinia officinarum Hance. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cao lương khương hay lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae offcinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng. Vì đây là một loại “gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này (khương là gừng).
Rong mơ - 海藻. Còn gọi là loại rau mã vĩ, rau ngoai, rau mơ, hải tảo, rong biển. Tên khoa học Sargassum, Herba Sargassi. Rong mơ hau rau mơ (Sargassum hoặc Herba Sargassi) là toàn tảo rửa sạch phơi hay sấy khô của nhiều loài tảo khác nhau như Dương thê thái - Sangassum fusiforme (Harv). Setch., Hải khảo tử - Sargssum pallidum (Turn. C. Ag.) hoặc một loài tảo Sagssum sp. khác đều thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae).
Rung rúc - 老鼠耳. Còn gọi là rút dế, cứt chuột, đồng bìa. Tên khoa học Berchemia lineata (L.) DC. Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Ruối - 鵲腎樹 (鹊肾树). Còn gọi là Duối, snai (campuchia), som po, ta ko, re mo (Lào). Tên khoa học Streblus asper lour. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Ruột gà - 假馬齒莧 (假马齿苋). Còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích. Tên khoa học Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L. ) H. B. K (Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrofulariaceae).
Sả - 香茅. Còn gọi là cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao. Tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl (Sả)-cymbopogon flexuosus. Stapf (Sả chanh). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Sa nhân - 砂仁. Còn gọi là súc sa mật. Tên khoa học Amomum xanthioides Wall. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sa nhân (Fructus et Semen Amomi xanthioidis) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides). Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bóc lớp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên sa nhân; sa là cát, sỏi.
Sa nhân - Đậu khấu - 砂仁 - 豆蔻. Vấn đề sa nhân và đậu khấu hiện nay rất khó giải đáp chính xác. Với những tên đó, người ta dùng quả của nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dưới đây là một số vị thuốc chính nguồn gốc là những quả của nhiều loài cây họ Gừng: (1) Sa nhân (Fructus Amomi xanthioides); (2) Dương xuân xa (Fructus - Amomi villosi); (3) Đậu khấu còn gọi là bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi); (4) Tiểu đậu khấu (Fructus Cardamomi); (5) Hồng đậu khấu còn gọi là sơn khương tử (Fructus Alpiniae galangae); (6) Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai); (7) Ích trí nhân (Fructus Alpiniae yichi).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]