Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

LONG NHÃN - 龍眼 (龙眼)

Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi.

Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.].

Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

LONG NHÃN, 龍眼, 龙眼, lệ chi nô, á lệ chi, Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]., họ Bồ hòn, Sapindaceae

Nhãn - Euphoria longan

1. Cành và quả         2. Hột nhãn

Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn.

Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận).

Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm.

Mùa xuân vào các tháng 2-3-4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá; đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô.

Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn (chỉ có một ô của bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Ở Việt Nam đâu cũng có, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên. Có mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. Thu hoạch vào tháng 7-8.

Có nhiều loại nhãn: Nhãn trơ cùi rất mỏng, không chế được long nhãn. Nhãn nước cùi rất nhiều nước, chế được long nhãn, nhưng phẩm chất kém, chế tốn nhiều công (18-20kg nhãn tươi mới được 1kg long nhãn). Nhãn lồng (vì khi quả nhãn gần chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa để giữ chim, giơi khỏi ăn) loại này cùi dày và mọng.

Nhãn mua về để cả chùm cả vỏ, nhúng vào nước sôi 1-2 phút (không để lâu quá sẽ nứt vỏ) để nguyên cả chùm, ngày phơi, đêm sấy - chừng 36-42 giờ - cho đến khi khô vừa phải (lúc lắc quả nhãn thấy kêu lóc cóc) thì bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi đem sấy cho đến khi cầm không dính tay là được.

Nhiệt độ sấy không cao quá 50-60º. Tỷ lệ chế biến: 100kg quả tươi cho 10-12kg long nhãn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit 1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55%, đường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.

Cùi khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,309%.

Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin.

Trong chất béo có các axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic C19H36O2 khoảng 17,4% (C. A. 1969, 71, 103424m). Hạt nhãn cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột rắc lên những vết thương chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên nơi bị bỏng.

Trong lá nhãn có quexitrin, quexitin, tanin (C. A. 1949, 43, 8611 8611c), ngoài ra còn có β-sitosterol, epifriendelanol C30H52O, friendelin C30H50O và 16-hentriacontanol (C. A. 1972, 76, 11978v).

Lá nhãn có vị nhạt, tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo với liều 10-15g dưới dạng thuốc sắc.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn nhục là một vị thuốc nhân dân dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được. Ngày dùng 9 đến 10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng.

Hạt dùng ngoài hay dùng hoặc uống trong (rất ít dùng) với liều 3-9g. Hạt chữa các chứng chốc lở, bị đứt tay, đứt chân (tán nhỏ, rắc lên vết đứt chân, tay), gội đầu.

Theo tài liệu cổ: Long nhãn vị ngọt, tính bình; vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí; dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Những người đầy bụng kém ăn không dùng được.

Đơn thuốc có long nhãn và hạt nhãn:

   - Chữa các chứng do tư lự quá độ, buồn bực không ngủ, hay quên (Bài quy tỳ): Long nhãn, táo nhân (sao), hoàng kỳ (trích), phục thần mỗi vị 4g, mộc hương 6g, cam thảo (trích) 4g, gừng 3 lát, táo đỏ một quả. Sắc uống nóng.

   - Khe ngón chân lở ngứa: Hạt nhãn bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ, rắc vào.

   - Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: Cao ban long và long nhãn (đơn thuốc của Hải Thượng Lãn Ông). Còn có tên là nhị long ẩm: Cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hoà tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Lười ươi
28/04/2025 07:59 CH

- 胖大海. Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Cămpuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tam bayang, noix de Malva, graine gonfl...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây trúc đào - 夹竹桃. Còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose. Tên khoa học Nerium oleander L. (Nerium laurifolium Lamk.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynacceae). Vì lá cây giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đó có tên.
Cây vòi voi - 大尾摇. Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey - xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anisophyllum P. de B.). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.
Cây vông nem - 刺桐. Còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì. Tên khoa học Erythrina indica Lamk. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Ta dùng lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium Erythrinae) hoặc vỏ thân phơi hay khô (Cortex Erythrinae) của cây vông. Tên vông nem vì nhân dân thường dùng lá để gói nem và để phân biệt với cây vông đồng.
Cây xà sàng - 蛇床子. Còn có tên là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnier (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là "xà" = rắn, "sàng" = giường. Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xá xị Còn gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge. Tên khoa học Cinnamomun parthennoxylon Meissn, (Sassfras parthenoxylon Meissn). Thuộc dòng họ Long não (Lauraceae). Chú thích về tên tên cây xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam đặt ra ít năm gần đây, vì thấy tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ cây này có mùi rất giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) đóng chai, một loại nhập của Mỹ hay của Pháp bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras (xem thổ phục linh và vị sassafras).
Cây xương sáo - 凉粉草. Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo. Tên khoa học Mesona chinensis Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chanh - 檸檬 (柠檬). Còn gọi là chứ hở câu (Mèo), má điêu (Thái), mak vo (Lào). Tên khoa học Citrus limonia Osbeck (Citrus medica L. subsp .limon Lour.). Thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).
Chanh trường - 旋花茄. Còn gọi là mắc dit (Lào). Tên khoa học Solanum spirale Roxb. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Châu thụ - 芳香白珠. Còn gọi là lão quan thảo (Sìn hồ, Lai Châu). Tên khoa học Gaultheria fragrantissima Wall. (Gaultheria fragrans Don). Thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).
Chay - 胭脂樹 (胭脂树). Còn gọi là Cây chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Chè vằng - 茉莉. Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ Nhài (Oleaceae). Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Chỉ thiên - 地膽草 (地胆草). Còn gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu, địa đảm thảo, bồ công anh, khổ địa đảm. Tên khoa học Elephantopus scaber L. (Scabiosa cochinchinensis Lour., Astercocephalus cochinchinensis Spreng.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên thông thường của cây này là chỉ thiên, tuy nhiên, tại một số vùng Nam Bộ, và Trung Bộ người ta gọi là cây lưỡi mèo. Một số người ở miền Nam dùng với tên bồ công anh. Tại một số tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây), người ta cũng dùng cây này với tên bồ công anh (xem vị này), cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Chỉ thực - 枳實 (枳实). Còn gọi là chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên khoa học Citrus sp. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturii) và Chỉ xác (Fructus Citri aurantii) đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus và Poncirus thuộc họ Cam quít (Rutaceae) nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc chỉ là tên cây, thực là quả). Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẫn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại.
Chìa vôi - 白粉藤. Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng. Tên khoa học Cissus modeccoides Planch. [Cissus vitiginea Lour. (non L.) C. triloba merr., Callicarpa triloba Lour.]. Thuộc họ Nho (Ampelidaceae).
Chìa vôi - 盒果藤. Còn gọi là bình vôi, bặch phấn đằng, turbith vegetal. Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br., Operculina turpethum (L) Silva Manso. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chóc gai - 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Chùa dù - 四方蒿. Còn gọi là tả hoàng đồ (Lào cai) Dê sua tùa. Tên khoa học Elsholtzia blanda Benth., E. penduliflora W. Smith. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]