Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

LÔ CAM THẠCH - 爐甘石 (炉甘石)

Còn gọi là chế cam thạch, cam thạch, phù thủy cam thạch.

Tên khoa học Calamina (Smithsonitum).

A. NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT

Lô cam thạch là muối kẽm có trong thiên nhiên.

Vì trước đây người ta cho rằng, vị thuốc này thường thấy ở trong những lò đúc vàng, vị lại ngọt do đó có tên gọi (lô là lò, cam là ngọt, thạch là đá).

Lô cam thạch là những cục to nhỏ không đều, màu trắng xám hay hơi xanh, chất hơi xốp, khi nếm có vị không rõ rệt, dính vào lưỡi.

Trước đây ta vẫn phải nhập lô cam thạch của Trung Quốc, thực ra ở nước ta cũng có nhưng chưa biết sử dụng. Mỏ kẽm vùng Tuyên Quang là loại lô cam thạch ở nước ta.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu của lô cam thạch là chất kẽm cacbonat (ZnCO3) có lẫn  những tạp chất như sắt (Fe), chì (Pb), crôm (Cr), magiê (Mg) và catmi (Cd).

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lô cam thạch là một vị thuốc thường được dùng trong đông y làm thuốc chữa đau mắt và mụn nhọt.

Theo tài liệu cổ: Lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn, không độc; có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tan màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

Những đơn thuốc có lô cam thạch dùng trong Đông y:

   1. Chữa mụn nhọt lâu liền: Lô cam thạch 300g, hoàng liên 160g thái mỏng thêm nước vào cho đủ ngập; đun trong 2 giờ, hễ nước cạn lại đổ thêm nước vào, vớt bỏ hoàng liên lấy lô cam thạch tán nhỏ, thêm 10g băng phiến vào trộn đều tán thật mịn, khi dùng điểm vào mắt đau. Đơn này có thể dùng rắc lên các mụn nhọt lâu liền (Kinh nghiệm nhân dân từ thời cổ).

   2. Chữa mụn nhọt mẩm ngứa: Lô cam thạch (nung đỏ, nhúng vào nước hoàng liên), mẫu lệ, hai vị bằng nhau tán bột rắc lên những vết loét lâu không liền miệng.

   Bột trên có thể dùng xoa lên các nơi ẩm ngứa, ra nhiều mồ hôi.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Diêm sinh
03/07/2025 07:50 CH

- 硫黄. Còn gọi là hoàng nha, lưu hoàng, thạch lưu hoàng, oải lưu hoàng. Tên khoa học Sulfur.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xuyên sơn giáp - 穿山甲. Còn gọi là vảy tê tê, vảy con trút. Tên khoa học Manis pentadactyla L. Thuộc họ Tê tê (Manidae). Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy phơi khô của con tê tê hay con trút (Manis pentadactyla L.). Vì con vật hay đục núi và mình có vảy cứng như áo giáp do đó có tên xuyên sơn, xuyên qua núi.
Ý dĩ - 薏苡仁. Còn gọi là dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân, hạt bo bo, bo bo. Tên khoa học Coix lachryma-jobi L. Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae). Ý dĩ, ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ.
Yến - 燕. Còn gọi là hải yến, huyền điểu, du hà ru điểu, yến hoa, yến thái, quan yến, kim ty yến. Tên khoa học Collocalia sp. Thuộc họ Vũ Yến (Apodidae). Người ta dùng tổ con chim yến (Nidus Collocaliae). Chim yến thuộc nhiều loài: Yến đảo Giava Collocalia thunbergi; yến lưng màu tro Collocalia unicolor Gordon; yến đảo Hải Nam Collocalia linchi affinis Bearan, yến sào Collocalia francica vestida đều thuộc họ Vũ yến (Apodidae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]