Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHƯƠNG HOẠT - 羌活

Tên khoa học Rhizoma Notopterygii.

KHƯƠNG HOẠT, 羌活, Rhizoma Notopterygii

Khương hoạt - Notopterygium incisium

Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác (xem vị này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/doc-hoat).

Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Vị này còn phải nhập của Trung Quốc, do đó cần chú ý nguồn gốc khác nhau và tài liệu chưa thống nhất của vị thuốc.

A. MÔ TẢ CÂY

Khương hoạt (Notopterygium incisium) là một cây sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt; thân rễ to thô, có đốt. Thân cây cao từ 0,50-1m, không phân nhánh, thân phía dưới hơi có màu tím.

Lá mọc so le, kép lông chim, phiến lá chia thùy, mép có răng cưa, mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt; phía dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân.

Hoa rất nhỏ, màu trắng, hoa họp thành hình tán kép.

Quả bế đôi hình thoi dẹp, màu nâu đen, 2 mép và ở lưng phát triển thành dìa.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này chưa có ở Việt Nam. Chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc); thu hoạch rễ vào mùa thu; đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong khương hoạt có tinh dầu, các hoạt chất khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Khương hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Theo các tài liệu cổ ghi chép được thì khương hoạt và độc hoạt cùng một công dụng. Khương hoạt ngọt, đắng, bình, không độc. Khương hoạt mạnh hơn đi thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang cánh tay trừ phong, chữa tê, còn độc hoạt chỉ đi vào bụng, ngực, lưng và gối thôi. Khương hoạt chữa chứng thủy thấp phong, còn độc hoạt chữa chứng thủng phấp phục phong. Khương hoạt có công phát biểu đi lên thượng tiêu chữa các chứng du phong nhức đầu, đau nhức các khớp xương, còn độc hoạt có sức trợ biểu đi xuống hạ tiêu, chữa các chứng phong ẩn náu làm cho nhức đầu, hai chân tê thấp.

Hiện nay thường dùng chữa nhức đầu, thân lạnh, cảm mạo phong hàn, sốt không ra mồ hôi, gân xương đau nhức.

Ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc rượu.

Đơn thuốc có khương hoạt dùng trong đông y:

   - Chữa người có thai bị phù thũng: Khương hoạt, la bặc tử, hai vị sao thơm, tán nhỏ; mỗi lần uống 6 đến 8g. Ngày thứ 1 uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần là đủ. Dùng rượu hâm nóng lên mà chiêu thuốc.

   - Chữa cảm nói ngọng, chân tay co quắp, tê dại mất tiếng: Khương hoạt tán nhỏ, mỗi lần cho uống 8 đến 12g, dùng rượu chiêu thuốc. Theo sách cổ nói phàm những người huyết hư không phải chứng phong hàn thực tà chớ dùng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn
16/04/2025 09:33 CH

- 藍桉 (蓝桉). Còn gọi là cây khuynh diệp. Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm; cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]