Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHỔ SÂM

Tên khổ sâm có nghĩa sâm đắng được dùng để chỉ ba vị thuốc nguồn gốc và công dụng khác hẳn nhau.

1. Hạt khổ sâm: Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng Brucea sumatrana thuộc họ Khổ sâm (Simarubaceae), hay nha đảm tử - khổ luyện tử. Xem vị nha đảm tử ở mục thuốc chữa lỵ.

2. Lá của cây khổ sâm Croton tonkinensis thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

3. Rễ cây dã hòe (hòe mọc hoang) Sophora flavescens.

Hai vị sau được giới thiệu dưới đây. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm lẫn.


CÂY KHỔ SÂM CHO LÁ (1)

(1) Tên "khổ sâm cho lá" do chúng tôi mới đặt ra, để dễ phân biệt. Trong nhân dân chỉ có tên khổ sâm.

Tên khoa học Croton tonkinensis Gagnep.

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

CÂY KHỔ SÂM CHO LÁ, Croton tonkinensis Gagnep, họ Thầu dầu, Euphorbiaceae

Cây khổ sâm cho lá - Croton tonkinensis

Ta dùng lá phơi khô của cây khổ sâm.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao độ 0,70-1m.

Lá mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3-6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5-10cm, rộng 1-3cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhưng mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên. Khi phơi khô, mặt lá dưới có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị, hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị.

Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hung hung đỏ.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

C. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cây này mới được nhiều người chú ý mấy  năm gần đây do được dùng trong đơn thuốc chữa đau dạ dày, có lá khôi sau đây: Lá khôi Ardisia sylvestris 50g, lá bồ công anh Lactuca indica 20g, lá khổ sâm Croton tonkinensis 12g; nước 600ml, sắc đặc và cô còn chừng 200ml; chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày, lại nghỉ 3 ngày. Cứ như vậy cho đến khi khỏi đau, uống thêm một tuần nữa.

Có người thêm vào đơn thuốc trên 3 lát gừng sống đối với người hay đi ỉa lỏng.

Nếu dùng riêng thường dùng với liều 24-40g (lá khô sao vàng), thêm 600ml nước (3 bát), sắc còn 1 bát (200ml), chia 2 hay 3 lần uống trong ngày, 15 phút đến nửa giờ trước khi ăn cơm. Để ăn ngon cơm, giúp sự tiêu hóa.


CÂY KHỔ SÂM CHO RỄ - 苦參 (苦参)

Còn có tên là dã hòe, khổ cốt, khổ sâm.

Tên khoa học Sophora flavescens Ait (Sophora angustifolia Sieb et Zucc.).

Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).

IMG

Cây khổ sâm cho rễ - Sophora flavescens

Khổ sâm (Radix Sophorae) là rễ phơi hay sấy khô của cây khổ sâm.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 0,50-1,20m. Rễ hình trụ, vỏ ngoài màu vàng lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét.

Lá chét hình mác dài 2-4,5cm, rộng 7-16mm.

Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm. Hoa màu vàng trắng.

Quả giáp dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ dài chứa 3-7 hạt, gần hình cầu, màu đen.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này chưa thấy ở Việt Nam. Đang được di thực.

Hiện vị thuốc vẫn nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc cây mọc ở khắp các tỉnh Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hà Bắc.

Qua địa lý phân bố  ở Trung Quốc, ta thấy có thể tìm thấy cây này ở Việt Nam tại các tỉnh biên giới Trung - Việt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong rễ khổ sâm, người ta đã nghiên cứu thấy các chất như: 2,5% chất ancaloit có tên matrin C15H24N2O, sophocacpin C15H24N2O.H2O, oxymatrin C15H24N2.H2O. Ngoài ra trong rễ còn có chất xytisin C11H14ON2. Trong lá khổ sâm có chứa 47mg% vitamin C. Trong hoa có 0,12% tinh dầu.

Chất matrin được nhà bác học Nhật Bản Nagai chiết xuất từ năm 1899 và được Kondo (Nhật Bản 1928-1935) xác định công thức khai triển như sau:

IMG

Matrin có nhiều dạng tinh thể và nhiều độ chảy khác nhau 76-87º và 84º. Hơi tan trong ête, cồn, clorofoc, benzen, nước lạnh, ít tan trong ête dầu hoả, ít tan trong nước nóng hơn trong nước lạnh.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng đối với trung khu thần kinh.

Theo báo cáo của Doãn Cơ Ninh (1933) dùng matrin tiêm vào thỏ nhà thấy trung khu thần kinh bị tê liệt, đồng thời phát sinh hiện tượng co quắp (kinh loạn), cuối cùng hô hấp ngừng lại rồi chết. Nếu tiêm vào một loại ếch (thanh oa) thì trước tiên thấy hiện tượng hưng phấn, rồi sau tê liệt, vận động hô hấp chậm lại không theo quy tắc nào cả, rồi đến co quắp và chết do ngừng hô hấp. Hiện tượng co quắp này do phản xạ tủy sống tăng mạnh.

Một tác giả Nhật Bản báo cáo tiêm matrin vào dưới da của thỏ thì liều tối thiểu gây chết đối với thỏ là 0,4g/kg thể trọng, lúc đầu gây hiện tượng co quắp mạnh, cuối cùng ngừng hô hấp và chết.

Tác dụng lợi tiểu. Năm 1953, một tác giả Trung Quốc nghiên cứu trên thỏ và trên lâm sàng thuốc chế từ khổ sâm và chát matrin thấy những kết quả sau đây:

   1. Trong số 30 bệnh nhân mắc bệnh ho, dạ dày, ruột, tim và máu, uống thuốc khổ sâm thì 27 bệnh nhân thấy lợi tiểu rõ rệt (90%). Ngày uống 4g khổ sâm, bắt đầu có kết quả lợi tiểu; với liều 8g một ngày, kết quả tốt nhất; với liều 12g một ngày kết quả cũng chỉ như liều 8g. Do đó tác giả đề nghị liều 8g đối với người lớn cân nặng 45kg, và có thể tính liều: 8/45 làm cơ sở đối với người khác.

   2. Định lượng clorua trong nước tiểu bằng phương pháp Koranvi - Ruszuyak thì thấy nước tiểu của 9 bệnh nhân có lượng clorua tăng cao.

   3. Dùng dung dịch matrin 0,1% và 1% tiêm vào 3 con thỏ đực lớn và 3 thỏ con sức nặng 0,935-1,31 kg (tiêm dưới da, mạch máu, màng bụng hoặc bắp thịt), thì thấy tất cả các con vật và các phương pháp tiêm khác nhau đều gây lợi tiểu rõ rệt với liều 2ml dung dịch 1% cho mỗi con, không có hiện tượng phụ khó chịu nào, cũng không ảnh hưởng gì đến sự lớn của thỏ con. Tác giả còn căn cứ trên thí nghiệm, ấn định liều cho người lớn là 0,45g, dùng dưới dạng dung dịch 10% tiêm một lần 5ml.

   Tiếc rằng trong bản báo cáo, tác giả không cho biết lượng nước uống hàng ngày của bệnh nhân và con vật.

Tác dụng đối với huyết áp. Vẫn theo tác giả nói trên, khi bệnh nhân uống nước sắc khổ sâm, huyết áp thay đổi trong phạm vi giới hạn thay đổi sinh lý do đó ông cho rằng khổ sâm không có tác dụng bổ tim, cũng không có tác dụng tăng hoặc giảm huyết áp.

Tác dụng đối với dạ dày và ruột. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng, thuốc lợi tiểu tiện.

Ngoài ra còn công dụng chữa lỵ, sốt quá hóa điên cuồng; còn dùng chữa giun và ký sinh của súc vật, sắc nước rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 12g dưới dạng thuốc sắc, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc có khổ sâm:

   - Chữa sốt quá hoá điên cuồng (Viên khổ sâm): Khổ sâm tán bột, thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên. Dùng nước sắc bạc hà làm thang chiêu thuốc.

   - Thuốc chữa lỵ: Khổ sâm sao vàng tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, chữa lỵ ra máu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Phục long can
07/07/2025 08:56 CH

- 伏龍肝 (伏龙肝). Còn gọi là đất lòng bếp, táo tâm thổ. Tên khoa học Terra flava usta. Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía. Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong Đô...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vạn tuế - 蘇鐵 (苏铁). Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Tên khoa học Cycas revoluta Thunb. Thuộc họ Tuế (Cycadaceae).
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Viễn chí - 遠志 (远志). Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí. Tên khoa học Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Chữ Polygala do chữ Polys là nhiều, gala là sữa vì bò ăn cây này có nhiều sữa. Tenuifolia = lá nhỏ. Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Ở nước ta theo các tài liệu, có nhiều cây thuộc chi Polygala.
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Vông vang - 黄葵. Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmiemusquée. Tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. (Abelmoschus moschatus Moench.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Vú bò - 山榕. Còn gọi là vú chó. Tên khoa học Ficus heterophyllus L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Vú sữa - 星萍果. Còn gọi là caimiteer, cahimitir. Tên khoa học Chrysophyllum cainiti L. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Vừng - 芝麻. Còn gọi là mè, du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, bắc chi ma, hồ ma. Tên khoa học Sesamum orientale L. Sesamum indicum Dc. Sesamum lutrum Retz. Thuộc họ Vừng (Pedaliaceae). Vừng và vừng đen (Semen Sesami) là vừng của rợ Hồ (tên cổ người Trung Quốc gọi nước Ấn Độ) do đó có trên hồ ma là vừng của người Hồ (Ma là vừng).
Vuốt hùm - 南蛇竻. Còn có tên là móc mèo, móc diều, trầu sa lực. Tên khoa học Caesalpinia minax Hance. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Xạ can - 射干. Còn gọi là cây rẻ quạt, la cho (Lang-biang), Iris tigré. Tên khoa học Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker., Ixia sinensis Murr.). Thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt.
Xạ hương - 麝香. Còn gọi là nguyên thốn hương, lạp tử, hươu xạ, sóc đất. Tên khoa học Moschus moschiferus L. Thuộc họ Hươu (Cervidae). Người ta dùng hạch thơm phơi khô của con hươu xạ. Trên thị trường thường gọi là xạ hương - Moschus.
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoài - 杧果. Còn gọi là muỗm, swai (Cămpuchia), makmouang (Viêntian), manguier. Tên khoa học Mangifera indica L. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xoan nhừ - 南酸棗 (南酸枣). Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ đào lộn hột (Anaardiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]