Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HỔ VĨ - 金邊虎尾蘭 (金边虎尾兰)

Còn có tên hổ vĩ mép lá vàng, đuôi hổ.

Tên khoa học Sanseviera trifasciata Prain var. laurentii N.E.Br.

Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

HỔ VĨ, 金邊虎尾蘭, 金边虎尾兰, hổ vĩ mép lá vàng, đuôi hổ, Sanseviera trifasciata Prain var. laurentii N.E.Br., họ Hành tỏi, Liliaceae

Hổ vĩ - Sanseviera trifasciata

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ, cao 30-50cm, có thân rễ mọc bò ngang.

Lá hình lưỡi lê dài 30-50cm, rộng 3-4cm, dày cứng có vằn đen ngang trên mặt lá giống như vằn trên đuôi hổ (do đó có tên), mép lá có viền hai dải màu vàng.

Hoa trắng, mọc thành chùm dài ở ngọn. Quả hình cầu, màu vàng da cam.

Mùa hoa: Tháng 5; mùa quả: Tháng 9.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây chủ yếu được trồng làm cảnh, vì xanh tốt quanh năm, màu lá xanh, vàng, đen xen kẽ trông rất đẹp. Đến mùa hoa màu trắng điểm thêm vào lại càng tăng thêm vẻ đẹp của cây.

Người ta dùng lá tươi làm thuốc, thu hái quanh năm.

Không có chế biến gì khác.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân dùng lá tươi cây hổ vĩ làm thuốc chữa ho, viêm họng, ho, khản tiếng: Lá hổ vĩ giã nát, thêm vài hạt muối, ngậm trong miệng, nuốt nước dần dần. Ngày dùng 6 đến 12g lá tươi.

Chữa viêm tai chảy mủ: Lá hổ vĩ giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai. Ngày nhỏ nhiều lần.

Chú thích:

   Ngoài cây hổ vĩ lá có mép vàng nói trên, còn có một cây nữa cũng mang tên hổ vĩ hay đuôi hổ, có tên khoa học Sanseviera guineenses Willd. thuộc cùng họ. Mặt lá có vằn đen ngang trông như đuôi hổ, lá gẫy rơi xuống đất có thể bén rễ và mọc thành cây mới.

   Cây này không thấy được dùng làm thuốc, chỉ được trồng làm cảnh, có thể là một nguồn cung cấp sợi.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Phật thủ
17/04/2025 08:10 CH

- 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]