Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỒI MỒI - 玳瑁

Còn gọi là đại mạo, văn giáp.

Tên khoa học Eretmochelys imbricata L.

Thuộc họ Rùa biển (Chelonidae).

ĐỒI MỒI, 玳瑁, đại mạo, văn giáp, Eretmochelys imbricata L., họ Rùa biển, Chelonidae

Đồi mồi - Eretmochelys imbricata

Con đồi mồi cho ta vị thuốc gọi là đại mạo (Carapax éretmochelyti) là vảy của con đồi mồi phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Đồi mồi là một loài rùa biển khá lớn, đường kính thân từ 60-80cm, trên lưng phủ những vảy màu hung nâu điểm thêm những đốm vàng óng ánh, bên ngoài trơn bóng, tất cả 13 vảy chính 25 vảy ở dìa. Hàm trên quắp cong trùm lên hàm dưới, dìa hàm có răng nhỏ, bốn chân biến đổi thành bốn vây giống như hình cái bơi chèo, ngón chân ẩn sâu trong vây và không có vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau. Con già có vảy dầy, màu tươi sáng, con non vảy mỏng màu xám tro.

Thức ăn của đồi mồi là tôm cá và rong biển. Đến mùa sinh sản (khoảng tháng 3-4) đồi mồi đực và đồi mồi cái giao hợp ở tầng mặt nước biển, sau đó ban đêm con cái lên bãi cát tìm ổ đẻ ở những nơi kín đáo vắng người qua lại và thường xuyên có nước triều ngập khoảng vài giờ trong một ngày.

Đồi mồi thường hay tìm đến các bãi đã đẻ cũ. Khi đã tìm được chỗ rồi, đồi mồi dùng cái vây (chân) đào một hố sâu khoảng 50cm làm ổ, rồi đẻ trứng vào đó. Đẻ xong đồi mồi mẹ lấy cát phủ lên trên.

Mỗi vụ đẻ, đồi mồi đẻ làm ba đợt: Đợt 1: 60-80 trứng; đợt 2: 50-60 trứng; đợt 3: 45-60 trứng. Trứng ở trong ổ được sưởi nóng bằng nhiệt lượng mặt trời, sau chừng một tháng thì nở thành đồi mồi con. Lúc này đồi mồi có đường kính thân khoảng 4-5cm, chúng bỏ ổ trên cạn và bò xuống dưới biển.

Khoảng 6 năm sau đồi mồi có thể bắt đầu sinh sản được.

B. PHÂN BỐ, THU BẮT VÀ CHẾ BIẾN

Đồi mồi sống chủ yếu ở những vùng biển ấm nhiệt đới và gần nhiệt đới.

Ở nước ta đồi mồi có cả ở miền Bắc và miền Nam, nhưng miền Nam nhiều hơn. Còn thấy ở miền biển Trung Quốc (Đài Loan, Quảng Đông) Nhật Bản, và Ấn Độ Dương.

Tại nhiều nơi (Hà Tiên, Phú Quốc, Cát Bà) người ta còn tổ chức nuôi đồi mồi để lấy thịt và trứng ăn, ngoài ra còn bóc lấy vảy dùng làm đồ mỹ nghệ và làm thuốc.

Một con đồi mồi có thể cho tới 5kg vảy: Muốn lấy vảy người ta ngâm đồi mồi vào nước sôi, tức thì vảy tự tuốt ra. Vảy dài chừng 10-30cm, dày khoảng 0,15mm. Vảy màu hung nâu đốm vàng và dày, thuộc loại quí nhất; thứ màu đen, mỏng kém giá trị hơn.

Hiện nay vảy đồi mồi ngày càng hiếm, người ta đã làm giả vảy đồi mồi bằng nhựa tổng hợp, nhưng nhựa có màu sắc và độ bền kém xa vảy thật.

Để có đồi mồi người ta thường rình bắt chúng vào ban đêm hoặc đánh lưới, hoặc săn đuổi chúng ở dưới nước rồi dùng xiên đâm. Ở Ấn Độ lại có tập quán "câu" đồi mồi bằng cá ép. Cá ép là một loại cá biển có giác lưng bám được rất chắc. Chúng có tập tính thích sống bám trên lưng đồi mồi. Lợi dụng đặc điểm này, người ta buộc cá ép vào đầu một dây câu rồi thả xuống biển. Cá ép bơi đi tìm đồi mồi rồi dùng giác lưng bám chặt vào đồi mồi. Lúc đó chỉ việc kéo cá ép lên là được cả đồi mồi.

Trong mỹ nghệ người ta nhúng vảy vào nước sôi cho mềm rồi gọt, cắt, mài và uốn cong thành những đồ dùng khác nhau như lược, dây đồng hồ v.v...

Làm thuốc người ta đẽo thành từng lát mỏng rồi sắc uống hay tán bột mà uống hay làm thành viên mà uống.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Vị thuốc này lần đầu tiên thấy được ghi trong "Khai bảo bản thảo" (vào khoảng  năm 974 Dương lịch).

Theo tài liệu cổ thì đại mạo (đồi mồi) có vị ngọt, tính hàn; vào 2 kinh Tâm và Can. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa bệnh nhiệt, mê sảng, kinh giản, ung nhọt, sưng tấy, nốt đậu hãm đen.

Hiện nay đồi mồi thường chỉ thấy dùng trong mỹ nghệ làm đồ trang sức (lược, gọng kính, hộp...) nhưng một số nơi dùng đồi mồi để chữa sốt, tiêu ung nhọt, phá tích huyết, trấn tĩnh tinh thần, sốt quá nói mê sảng.

Mỗi ngày dùng từ 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Theo tài liệu cổ, những người không phải chứng thực nhiệt không dùng được.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Ngũ linh chi
23/06/2025 08:49 CH

- 五靈脂 (五灵脂). Còn gọi là thảo linh chi, ngũ linh tử, hàn trước phần, hàn hiệu trùng phẩn, hàn hiệu điểu. Tên khoa học Faeces Trogopterum.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nam sâm - 鵝掌柴. Còn có tên là sâm nam, cây chân chim, kotan (Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài. Tên khoa học Schefflera octophylla (Lour.) Harms, (Aralia octophylla Lour.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ta dùng thân lá và rễ của cây chân chim làm thuốc.
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Nàng nàng - 白毛紫珠. Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào), srul kraham (Cămpuchia). Tên khoa học Callicarpa cana L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Nga truật - 蓬莪術 (蓬莪术). Còn gọi là ngải tím, tam nại, bồng truật, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma zedoaria. Rosc. (Curcuma zerumbet Roxb.). Nga truật (Rizomza Zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây ngải tím Curcuma zedoaria Rosc.
Ngải cứu - 艾葉 (艾叶). Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học Artemisia vulgaris L.. Thuộc học Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng lá có lẫn ít cành non - Forlium Artemisiae - phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y.
Ngâu - 米仔蘭 (米仔兰). Tên khoa học Aglaia duperreana Pierre. Thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Nghệ - 薑黃 (姜黄). Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Ngô đồng - 梧桐. Tên khoa học Sterculia platanifolia L. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngọc trúc - 玉竹. Tên khoa học Polygonatum offcinale All. Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati offcinalis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc. Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhẵn trông như ngọc, do đó có tên.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Ngũ linh chi - 五靈脂 (五灵脂). Còn gọi là thảo linh chi, ngũ linh tử, hàn trước phần, hàn hiệu trùng phẩn, hàn hiệu điểu. Tên khoa học Faeces Trogopterum.
Ngũ vị tử - 五味子. Vị thuốc có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn do đó đặt tên. Trên thị trường, người ta phân biệt ra hai loại ngũ vị tử: (1) Bắc ngũ vị tử - còn gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Hắc Long Giang) (Fructus Sechizandrae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill.) thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae). (2) Nam ngũ vị tử - Fructus Kadsurae là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm Kadsura japonica L. cùng họ Ngũ vị (Schisandraceae). Tuy gọi là nam ngũ vị tử nhưng là nam đối với Trung Quốc. Cả hai vị ngũ vị tử hiện ta vẫn còn phải nhập. Tuy ở Việt Nam ta cũng có một loài Kadsura coccinea A. C Sm. những chưa thấy được khai thác.
Ngưu bàng - 牛蒡子. Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử. Tên khoa học Arctium lappa L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây: Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng. Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane. Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.
Ngưu hoàng - 牛黃. Hiện ta dùng: (1) Ngưu hoàng thiên nhiên = Calculus Bovis (Bezoar); (2) Ngưu hoàng tổng hợp - Calculus Bovis artificialis (Bezoar artificialis). Ngưu hoàng thiên nhiên là sạn mật hay sỏi mật của con trâu có bệnh Bubalus bubalis L. hoặc con bò - Bos taurus var. domesticus Gmelin có bệnh thuộc họ Trâu bò (Bovidae).
Nhãn hương - 龍眼 (龙眼). Tên khoa học Melilotus suaveolens Ledeb. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Nhãn hương là mùi thơm của nhãn vì cây khô thoang thoảng có mùi nhãn, Melilotus do chữ Hy Lạp mel = mật, lotos = cỏ thức ăn gia súc, vì cỏ thức ăn gia súc có mùi mật.
Nhân sâm - 人蔘 (人参). Còn có tên là viên sâm, dã nhân sâm. Tên khoa học Panax ginseng C. A. Mey. (P. schinseng Nees.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Tên nhân sâm do vị thuốc giống hình người. Tên Panax do chữ Hy Lạp pan là tất cả, acos là chữa được; có ý nói vị thuốc chữa được mọi bệnh; ginseng và schinseng là phiên âm chữ nhân sâm. Nhân sâm (Radix ginseng hay Radix ginseng sylvestris) là rễ chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây nhân sâm trồng hoặc mọc hoang. Có tác giả xác định hai loại nhân sâm như sau: (1) Nhân sâm mọc hoang: Panax ginseng C.A. Mey. forma sylvestre Chao et Shih; (2) Nhân sâm trồng: Panax ginseng C.A. Mey. forma sativum. Chao et Shih.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]