Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐẬU XANH - 綠豆 (绿豆)

Còn gọi là lục đậu, boubour, haricot dorém, green bean.

Tên khoa học Phaseolus ayreus Roxb., Vigna aurea Roxb.

Thuộc họ Đậu Fabaceae (Papilionaceae).

ĐẬU XANH, 綠豆, 绿豆, lục đậu, boubour, haricot dorém, green bean, Phaseolus ayreus Roxb., Vigna aurea Roxb., họ Đậu Fabaceae, Papilionaceae

Đậu xanh - Phaseolus ayreus

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo hằng năm, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,60m.

Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp.

Hoa màu vàng hoặc lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách.

Quả nằm ngang hình trụ, có lông rồi nhẵn, có đầu nhọn ngắn.

Hạt 10-15 phân cách nhau bởi các vách, màu lục, bóng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây được trồng ở khắp nước ta lấy hạt chủ yếu làm thực phẩm. Nhiều nước nhiệt đới chây Phi, châu Mỹ cũng trồng.

Năm 1964, theo thống kê của tổ chức lương nông thế giới F. A. O sản lượng đậu xanh hạt toàn thế giới khoảng 9 triệu tấn.

Trong nhân dân Việt Nam, ngoài công dụng thực phẩm, đậu xanh toàn hạt và vỏ hạt được dùng làm thuốc.

Vỏ hạt đậu xanh còn gọi là lục đậu bì, hay lục đậu y, lục đậu xác thu được bằng cách xay đậu, ngâm nước và gạn lấy vỏ phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hạt đậu xanh có trung bình 13,7% nước, 23% protit, 2,4% lipit và 52% gluxit, 4,6% xenluloza.

Mỗi 100g đậu xanh cung cấp cho cơ thể 329 calo, 62,7mg canxi, 369,5mg P, 4,7mg% Fe, 0,06mg% caroten, 0,71mg% vitamin B1, 0,15mg% vitamin B2, 2,4% vitamin PP, 4mg% vitamin C.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Đậu xanh được ghi làm thuốc trong sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh và "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân.

Theo Lý Thời Trân:

   - Vỏ hạt đậu xanh vị ngọt, tính nhiệt không độc; có tác dụng giải nhiệt độc, làm cho mắt khỏi mờ.

   - Toàn hạt đậu xanh vị ngọt, tính hàn không độc; có tác dụng tiêu tích nhiệt, giải bách độc (các chất độc). Dùng nấu ăn để tiêu thũng phù, hạ khí, giải nhiệt độc, giải các chất độc của thuốc và kim loại.

   - Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng nấu chín nhừ mà ăn.

Đơn thuốc có đậu xanh:

   - Chữa đái đường (tiêu khát): Nấu cháo đậu xanh mà ăn hằng ngày.

   - Chữa phát nóng, sưng quai hàm nhức nhối: Đậu xanh tán thật nhỏ trộn với dấm mà phết lên nơi sưng đâu thật dày khô lại thêm dấm vào, mỗi ngày 1 lần, khỏi thì thôi (Nam dược thần hiệu).

   - Trúng phải thuốc có chất độc, ngất đi những tim còn đập: Bột đậu xanh quấy với nước mà uống.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Phèn chua
07/07/2025 08:44 CH

- 明礬 (明矾). Còn gọi là minh phàn, khô phàn, phèn chi, bạch phàn. Tên khoa học Alumen. Phàn là phèn, minh là trong sáng vì vị phèn chua trong và sáng. Khi rang lên sẽ được một vị xốp nhẹ gọi là phèn phi hay khô phàn.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Kinh giới - 荊芥. Còn gọi là kinh giới tuệ, giả tô, khương giới. Tên khoa học Schizonepeta tenuifolia Briq. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Kinh giới (Herba Schizonepetae) là toàn cây kinh giới phơi hay sấy khô, gồm cả cành, cả hoa và lá. Cần chú ý ngay rằng vị kinh giới nói ở đây mới là vị kinh giới được giới thiệu trong các tài liệu cổ, trước vẫn nhập của Trung Quốc, ta chưa có. Ở nước ta, nhân dân vẫn dùng một cây khác với tên kinh giới (xem phần mô tả cây này).
Kỳ đà - 水巨蜥. Tên khoa học Varanus salvator. Thuộc họ Kỳ dà (Varanidae). Con Kỳ đà cho ta mật để làm thuốc.
Kỷ tử - 枸杞子. Còn gọi là câu khởi, khởi tử, địa cót tử, câu kỷ tử. Tên khoa học Lycium sinense Mill. (Lycium barbarum L. var. sinense Ait). Thuộc họ Cà (Solanaceae). Kỷ tử hay khởi tử (Fructus Lycii) là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử Lycoumt sinense.
Lá dong - 柊葉 (柊叶). Còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh (Thái). Tên khoa học Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ Hoàng tinh (Marantacea).
La hán - 羅漢果 (罗汉果). Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lạc tiên - 龍珠果 (龙珠果). Còn gọi là cây lạc, cây nhãn lồng (Nam Bộ), lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mát (Đà Lạt). Tên khoa học Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae).
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Lêkima - 蛋黄果. Còn gọi là lu cu ma, sapotille mamey, sapotille Mamey, sapote Mamey. Tên khoa học Lucuma mammosa Gaertn.; Vitellaria mammosa Radik.; Calocarpum mammosum Pierre. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Liên kiều - 連翹 (连翘). Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài (Oleacae). Liên kiều (Fructus Forssythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.
Lô cam thạch - 爐甘石 (炉甘石). Còn gọi là chế cam thạch, cam thạch, phù thủy cam thạch. Tên khoa học Calamina (Smithsonitum).
Lô hội - 蘆薈 (芦荟). Còn gọi là tượng đảm, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định). Tên khoa học Aloe sp. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt - lưỡi hổ - vì lá giống lưỡi hổ). Lô hội được dùng cả trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta. Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]