Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐẬU NÀNH - 大豆

Còn gọi là đậu tương, đại đậu.

Tên khoa học Glycine sojia Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

ĐẬU NÀNH, 大豆, đậu tương, đại đậu, Glycine sojia Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim., họ Cánh bướm Fabaceae, Papilionaceae

Đậu nành - Glycine sojia

Chú thích về tên khoa học: Việt Nam ta phân biệt rõ ràng ra đậu nành hay đậu tương (hạt mầu vàng nhạt) với đậu đen, đậu đỏ,... nhưng trong các tài liệu nước ngoài với tên khoa học Glycine soja hay Glycine max hoặc Soja hispida người ta dùng chỉ nhiều loài đậu có hạt màu vàng nhạt, màu nâu, màu đen...

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo, hằng năm, có thân mảnh, gần hỏa mộc, cao từ 0,80 đến 0,90m, có lông, có cành hướng lên phía trên.

Lá mọc cách có 3 lá chét hình trái xoan, gần nhọn mũi, hơi không đều ở gốc.

Hoa trắng hay tím xếp thành chùm ở nách.

Quả thõng, hình liềm, gần bị ép có nhiều lông mềm màu vàng, thắt lại giữa các hạt.

Hạt 2, 3, 5 gần hình cầu, hình thận dài, màu vàng rơm nhạt. Như trên đã nói ở nước ta chỉ thấy có loại đậu nành màu vàng rơn, còn những loại hạt màu đen, đỏ, lục,... người ta gọi tên khác nhưng trong các tài liệu thực vật nước ngoài người ta mô tả hạt đậu nành có thể có màu vàng, đỏ, lục, hay đen.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Người ta cho rằng nguồn gốc đậu nành là ở Trung Quốc rồi từ đó lan ra các nước khác Việt Nam, Malaixia, Nhật Bản, Triều Tiên.

Từ thời cổ xưa đậu nành đã được sử dụng ở những nước này làm thực phẩm.

Châu Âu mới biết đến đậu nành vào đầu thế kỷ 18 và việc trồng trọt bắt đầu phát triển lớn ở Liên Xô cũ, nhưng ngược lại việc trồng đậu nành phát triển nhanh chóng tại những nước châu Mỹ: Những nước thuốc miền Trung và đồng bằng sông Misipxpi đã trở thành những nước sản xuất đậu nành với những sản lượng lớn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Toàn cây chứa 12% nước, 16% gluxit, 14-15% protein, 6% muối khoáng và các chất khác không có nitơ.

Hạt chứa trung bình 8% nước, 4-5% chất vô cơ, trong đó rất nhiều kali (2%), natri (0,38%), Ca (0,23%), photpho (0,65%), magiê (0,24%), S (0,45%).

Gluxit từ 15-25% bao gồm các holozit (sacaroza, rafinoza, stachyoza) các pen tozan và galactozan.

Rất ít tinh bột (chỉ chiếm khoảng 55 trong hạt chín) nhưng lại bị men amylaza chuyển thành dextrin và đường.

Chất béo chiếm 15-20% có khi đạt 23%. Đây là một chất đậu rất rõ (do chất metylnonyxeton), mùi vị này lâu dần sẽ thay đổi do hiện tượng oxy hóa và tạo thành một màng mỏng trên mặt dầu (dầu đậu tương thuốc loại dầu khô như dầu hạt lanh graine de lin). Lỏng ở nhiệt độ thường, đông đặc ở -13º và -15º, tỷ trọng 0,924 đến 0,927 (15ºC), chỉ số khúc xạ 1,4762-1,4765 (15ºC). Sền sệt ở +8º và +15ºC, các axit béo chảy ở 27-29º, chỉ số iôt 137-142, chỉ số xà phòng hóa 192,5, không xà phòng hóa 0,30%.

Tỷ lệ % của các glyxerit axit béo: Linolein 49,3%, olein 32%, linolenin 2%, panmitin 6,5%, stearin 4,2%, aracgidin 0,7%, lignoxerin 0,1% và 0,5% axit panmitooleic hay axit hexdexenoic.

Trong dầu béo đậu nành còn có photpholipit chủ yếu là  lexitin (1-5%). Lecitin hoặc nằm trong dầu béo (tách ra bằng lạnh) hoặc còn nằm trong phần bã (tách ra bằng dung môi bay hơi).

Trong phần dầu béo còn có các chất steron như stigmasterol C30H50O3, độ chảy 258º, sitosterol và một số sapogenol khác.

Chất protit chiếm thành phần chủ yếu 35-40%, có khi đạt tới 50%, bao gồm một anbumin, một globulin, glyxinin và một casein (photphopproteit) gần giống casein của sữa bò.

So sánh các axit amin của acsein đậu nành và casein  của sữa bò ta thấy:

                         Đậu nành        Sữa bò 
Glyxin                0,97                  - 
Valin                   0,63                7,2 
Alanin                   -                   1,5 
Leuxin                8,45                9,4 
Prolin                  3,78                6,7 
Phenylalanin       3,86                3,2 
Axitaspactic        3,89                1,4 
Axitglutamic       19,46              15,55 
Serin                       -                  0,5 
Tyrosin                1,86                4,5 
Acginin             7 đến 8             4,84 
Histidin                1,39               2,5 
Lysin                    2,96               5,95 
Tryptophan          1,25               1,5 
Xystin                  1,18                 -

Xem vậy ta thấy casein đậu nành ít lysin và histidin hơn, nhưng lại chứa nhiều acginin hơn và có xystin và xustein mà trong casein sữa bò không có.

Các thành phần khác:

Sắc tố màu vàng bao gồm những carotenoit và dẫn xuất flavon.

   Đây là những glucozit izoflavon trong đó genin là genistein hay genisteol (trihydroxy 4'-5-7 isoflavon metyl-genistein và daidzein (dihydroxy 4'-7 isoflavon) do chữ daizu tiếng Nhật có nghĩa là đậu nành.

Sắc tố anthoxyan trong những loại đậu có màu tím và đen.

   Vitamin, đậu nành chứa hầu hết các loại vitamin. Đã xác định những loại vitamin. Đã xác định những loại vitamin tan trong nước như B1, B2... PP, vitamin tan trong dầu A và D (phối hợp với những lexitin), E (trong đậu nành ở châu Á và Mỹ), K, F (axit linoleic, dầu) không có vitamin C (trừ trong giá đậu nành).

   Có tác giả phủ nhận sự có mặt của vitamin A và D nhưng thực ra những vitamin đó xuất hiện khi hạt mới chín, sau đó bị những men oxy hóa phá hủy.

   Trong nhóm vitamin B, đậu nành chứa lượng vitamin B1 gấp 3 lượng vitamin B trong sữa bột và trọng bột những loại hạt đậu khác chứa tinh bột. Lượng vitamin B2 có ít hơn trong sữa bột khoảng 1/3 những lại gấp 6 lần so với một số loại đậu khác.

Các loại men trong đậu nành rất nhiều các loại men.

   Men amylaza mạnh hơn trong mạch nha. Chính men này đã chuyển phần lớn tinh bột trong hạt non thành dextrin. Men còn có thể chuyển nhiều loại tinh bột  khác.

   Men lipaseidin hoạt tính kém lipaza của hạt thầu dầu, có khả năng làm hỏng dầu chứa tinh chế.

   Men proteaza có khả năng chuyên casein thành những chất có thể có độc tính (hạt đậu sống và bị phồng).

   Men ureaza giống như men trong hạt đậu rựa (Canavalia).

   Ngoài ta có tác giả còn cho rằng trong hạt đậu nành có chứa men trophophylaxin có khả năng tránh một số trường hợp ngộ độc.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong y dược, bột đậu nành (làm mất mùi bằng hơi nước) trộn với bột ngũ cốc, cacao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đường tiện (đái đường) do giá trị dinh dưỡng cao, ít gluxit sinh glycogen. Còn dùng làm thức ăn cho người bị thấp khớp, bệnh gút, người mới ốm dậy, người lao động quá sức.

Lexitin và casein dùng riêng hay phối hợp làm thuốc bổ dưỡng, làm ta dược Stigmasterol dùng trong tổng hợp progesteron.

Trong công nghiệp dược phẩm, bột đậu nành được dùng chế môi trường nuôi cấy nấm mốc kháng sinh, trong công nghiệp chế một số axit amin như acginin, axit glutanic bằng thủy phân axit bột đậu nành. Nelt đã thống kê trong năm 1965, trong sản lượng 100.000 lần axit glutamic/năm của toàn thế giới, một phần ba số axit này do thủy phân dậu nành.

Bột đậu nành sau khi đã loại dầu hay nước đậu nành sau khi đã tinh chế được dùng chế men ureaza, thuốc thử đặc hiện đối với urê trong hóa sinh.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Duyên đơn
03/07/2025 08:43 CH

- 鉛丹. Còn gọi là hoàng đơn, hồng đơn, duyên hoàng, đơn phấn, tùng đơn, châu đơn, châu phấn. Tên khoa học Minium.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thanh cao hoa vàng - 黄花蒿. Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao. Tên khoa học Artemissia annua L. Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thanh thất - 嶺南臭椿 (岭南臭椿). Còn gọi là bụt, bông xướt, càn thôn. Tên khoa học Ailanthus malabarica DC. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
Thìa là - 蒔蘿 (莳萝). Còn gọi là rau thìa là, phăk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa là cho quả dùng làm thuốc.
Thiên đầu thống - 破布木. Còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu, trường xuyên hoa. Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Corlia dichotoma Forst). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae).
Thiên đông môn - 天門冬. Còn có tên là thiên môn, thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông.
Thiên lý - 夜来香. Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Thiên niên kiện - 千年健. Còn gọi là sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Thuộc họ Ráy (Araceae). Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. Tên thiên niên kiện vì người ta cho rằng uống vị thuốc này thì nghìn năm khỏe mạnh (thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe mạnh).
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]