Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÚC ÁO - 天文草

Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cressdon de Para.

Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

CÚC ÁO, 天文草, cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát, cressdon de Para, Spilanthes acmella L. Murr., Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Cúc áo - Spilanthes acmella

A. MÔ TẢ CÂY

Cây cúc áo là một loại cây nhỏ, cao chừng 0,40 đến 0,70m.

Lá hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép có răng cưa to hay hơi lượn sóng; phiến lá dài 3-7cm, rộng 1-3cm.

Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi hình nón, màu vàng, dài 10-15mm.

Quả bế màu nâu, mép có gờ, màu nhạt, dài 2-8mm, dẹt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây cúc áo hiện mọc hoang ở khắp các nơi đất ẩm ở nước ta. Chưa được trồng; còn mọc ở các nước khác như Lào, Campuchia, Philipin, Miến Điện, Malaixia, Ấn Độ. Người ta cho rằng cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ.

Toàn cây có vị cay tê; cây mọc hoang cay tê hơn cây trồng. Đặc biệt hoa tự có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.

Thường người ta dùng hoa tự hái vào mùa hè và thu. Có nơi dùng toàn cây. Dùng tươi hay phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong cụm hoa cũng như trong toàn cây có chứa một tinh dầu mùi cay hăng.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilaptola C37H64N2O. Từ 5kg cụm hoa, các tác giả Nhật Bản, Ý Asahina và M.Asens (Năm 1920), đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này tác dụng với axit clohydric cho một bazơ gọi là isobutylamin có công thức C4H11N.

Hydrô hóa, spilantola sẽ cho hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho isobutylamin và một hỗn hợp axit béo: Axit dexylic C10H20O2 và axit nonylic C9H18O2.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng hoa tự giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị nhức răng, sâu răng; thuốc sẽ làm đỡ đau; có nơi đã dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.

Cây này còn được nhiều nước dùng làm thuốc: Như ở Malaixia người ta sắc lá này đắp lên đầu chữa bệnh nhức đầu; tại Ấn Độ người ta dùng cây này chữa nhức đầu, các bệnh ở cổ họng và răng lợi. Theo Tavera, tại Philipin, người ta dùng rễ là thuốc tẩy với liều 4 đến 8g, sắc với một chén nước. Nước sắc lá còn dùng để rửa những nơi lở ghẻ, mẩn ngứa. Cũng tại Philipin, theo Tavera người ta dùng uống trong để làm thuốc thông tiểu tiện và có khả năng tiêu được sỏi thận.

Nước ép của lá hay nước sắc của lá có thể dùng đắp lên các vết thương, vết loét.

Có nơi còn dùng ăn như món rau và cho rằng có tác dụng chữa bệnh scobut (chảy máu chân răng).

Đơn thuốc có cây cúc áo dùng trong nhân dân:

   - Chữa hóc xương gà, xương cá: Hoa hoặc lá cây cúc áo 50g, lá mảnh cộng 50g, lá dưa chuột ma 50g, dấm thanh 3 thìa cà phê (chừng 20ml). Ba thứ lá hái tươi về rửa sạch, giã nát, thêm dấm thanh vào, trộn đều, đợi 20 phút, vắt lấy một chén con nước. Cho bệnh nhân uống một ít nhưng chủ yếu là ngậm. Ngày chỉ ngậm 1 liều trên. Nặng có thể ngậm tới 3 liều (kinh nghiệm của cụ Hà Thị Oanh, Y học thực hành 8-1962: 21).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thăng dược
07/07/2025 09:20 CH

- 升藥 (升药). Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bổ béo - Còn gọi là bùi béo, béo trắng. Tên khoa học Gomphandra tonkinesis Gagnep. Thuộc họ Thụ đào (Icacinaceae).
Bọ cạp - 全蠍 (全蝎). Còn gọi là toàn trùng, yết tử, yết vĩ, toàn yết. Tên khoa học Buthus. Nếu dùng cả con bọ cạp làm thuốc thì gọi là toàn yết. Nếu chỉ dùng đuôi không thôi thì gọi là yết vĩ.
Bồ công anh - 蒲公英. Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn: 1. Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); 2. Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg., cũng họ Cúc (Asteraceae); 3. Cây chỉ thiên Elephantopus scaber L., cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh Trung Quốc - 中國蒲公英 (蒲公英). Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazt., Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H.Koidz., hoặc một số loài khác giống cùng họ.
Bồ công anh Việt Nam - 越南蒲公英 (山莴苣). Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bồ cu vẽ - 黑面神. Còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy. Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. (Phyllanthus introductis Steud, Phyllanthus turbinatus Sima., Phyllanthus simsianus Wall.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bồ hòn - 無患子 (无患子). Còn gọi là bòn hòn, vô hoạn, thụ, lai patt (dân tộc núi Bà Rá-Biên Hòa), savonniier (Pháp). Tên khoa học Sapindus mukorossiee Gaertn. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Bồ kết - 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschiae) - là quả bồ kết chín khô; (2) Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) - là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô; (3) Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) - là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khố hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
Bọ mẩy - 大青. Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt. Tên khoa học Clerodendron cyrtophyllum Turcz. (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bời lời nhớt - 潺槁樹 (潺槁树). Còn gọi là mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời. Tên khoa học Litsea glutinosa C. B. Rob. (Litsea sebifera Pers.). Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Bối mẫu - 貝母. Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu: (1) Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirr - hosae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria royleo Hook. - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D.Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae); (2) Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei Hook - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Chú thích về tên - Có hai cách giải thích về tên bối mẫu: (1) Đào Hoàng Cảnh, một thầy thuốc cổ, cho rằng vì bối mẫu giống như hạt bối tử, một vị thuốc trung dược khác, tụ tập lại nên gọi bối mẫu; (2) Một thuyết khác lại cho rằng vì vị thuốc bám vào rễ chi chít như đàn con bám vào mẹ và lại quý như bảo bối cho nên gọi tên như vậy.
Bòn bọt - 毛果算盤子 (毛果算盘子). Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây). Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Bông báo - 大花老鸦嘴. Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chủy, madia (Mèo). Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bông gạo - 木棉. Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar. Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. C.) Merr. (Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav.). Thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bóng nước - 鳳仙花 (凤仙花). Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, boong móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae).
Bông ổi - 馬纓丹 (马缨丹). Còn gọi là ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình). Tên khoa học Lantana camara L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bứa - 木竹子. Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]