Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CỦ KHỈ - 野黄皮

Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí.

Tên khoa học Murraya tetramera Huang - Murraya glabra Guill. Clausenia dentata (willd) Roem.

Thuộc họ cam (Rutaceae).

CỦ KHỈ, 野黄皮, vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí, Murraya tetramera Huang, Murraya glabra Guill. Clausenia dentata (willd) Roem., họ cam, Rutaceae

Củ khỉ - Murraya tetramera

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, đặc biệt có thể cao tới 3-4m.

Lá kép lông chim lẻ gồm 5-9 lá chét có cuống dài 5-7mm, màu tía trên cuống lá chét đôi khi có đốt; phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,8-3,8cm mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đôi gân; gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới; mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.

Hoa nở vào mùa xuân, mọc thành chùm xim, hoa rất nhỏ.

Quả chín già vào tháng 8- 9, to bằng hạt ngô. Vỏ quả chứa rất nhiều túi tinh dầu. Lá, vỏ, quả vò rất thơm, mùi dễ chịu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Những năm gần đây được khai thác nhiều ở Thanh Hóa tại những huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy để làm nguyên liệu cất tinh dầu.

Trong nhân dân chủ yếu người ta thu hái lá và rễ làm thuốc. Mùa thu hái gần như quanh năm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo T. B. Govindachary, B. P. Pai, P. S. Subramania và N. Muthukumaraswamy (1967), trong vỏ rễ cây có các chất imperatorin, dentatin và nordentatin.

Ở nước ta, vào năm 1965, cụ Đào Đình Khuê ở Thanh Hóa đã cất tinh dầu củ khỉ dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, đau nhức sau đó Xí nghiệp dược phẩm Thanh Hóa khai thác để cất tinh dầu xoa cảm, tiếp theo là Trạm nghiên cứu dược liệu Thanh Hóa.

Trong lá có 5%, cành 0,5% và quả 6% tinh dầu (tính trên nguyên liệu khô). Trên qui mô vừa phải, cành và lá tươi cho từ 1,4 đến 2% tinh dầu. Tinh dầu củ khỉ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của củ khỉ, tỷ trọng d (ở 20oC) 0,9048, năng suất quay cực nD20= 1,4559, chỉ số axit 2,33, chỉ số este 7,11, chỉ số este sau khi axetyl hóa 29,72.

Trong tinh dầu củ khỉ có 51,9% izomenton và 42,2% menton (Lê Tùng Châu, 1974).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân Việt Nam và nhân dân tỉnh Quí Châu (Trung Quốc) dùng rễ và lá củ khỉ với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hiện nay còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa cảm cúm, đau bụng.

Gần đây, ngoài những công dụng trên, nhân dân một số nơi ở nước ta đã cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức. Có thể dùng tinh dầu để chiết menton và izomenton để từ đó chuyển thành mentola nhưng vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn cây vì hiện nay người ta mới thấy củ khỉ sống tự nhiên ở những vùng có núi đá vôi, việc trồng và phát triển cũng chậm, so với những nguồn nguyên liệu khác.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Rau mồng tơi - 落葵. Còn gọi là mồng tơi dỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ, phak pang (Lào). Tên khoa học Basella rubra L. (Basellaalba L.). Thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).
Rau mùi - 胡荽. Còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre, coriander (Anh), koriander (Đức). Tên khoa học Coriandrum sativum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferac). Quả mùi (Fructus Coriandri) ta thường gọi nhầm là hạt mùi là quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn gọi là hồ tuy vì hồ là nước Hồ (tên Trung Quốc cổ đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là ngọn và lá tản mát; Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt tản mát.
Rau mùi tàu - 假芫茜. Còn gọi là rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu. Tên khoa học Eryngium foetidum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau muống - 蕹菜. Còn gọi là bìm bìm nước, tra kuôn (Cămpuchia), phak bang (Vienchian), liseron d'eau (Pháp). Tên khoa học Ipomoea reptans (L.) Poir. - Ipomoea aquatica Forsk. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Rau ngổ - 沼菊. Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào). Tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Râu ngô - 玉米须. Râu ngô (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis) là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L.) đã già và cho bắp. Râu ngô hái vào lúc ta thu hoạch ngô.
Rau om - 水芙蓉. Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, ma am (Cămpuchia), phắp hom pôm (Lào). Tên khoa học Limnophila aromatica (Lamk.) Merr. Thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Rau răm - 芳香蓼. Còn gọi là thủy liểu, chi krassang tomhom (campuchia), phăk phèo (Viêntian). Tên khoa học Polygonum odoratum Lour. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Rau sam - 馬齒莧 (马齿苋). Còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier. Tên khoa học Portulaca oleracea L. Thuộc họ Rau sam (Portulacaceae). Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay phơi hoặc sấy khô (Herba Portulacae). "Mã" là con ngựa, "xỉ" là răng, "hiện" là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa.
Rau tàu bay - 野茼蒿. Tên khoa học Gynura crepidioides Beth. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Riềng - 高良薑 (高良姜). Còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga. Tên khoa học Alpinia officinarum Hance. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cao lương khương hay lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae offcinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng. Vì đây là một loại “gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này (khương là gừng).
Rong mơ - 海藻. Còn gọi là loại rau mã vĩ, rau ngoai, rau mơ, hải tảo, rong biển. Tên khoa học Sargassum, Herba Sargassi. Rong mơ hau rau mơ (Sargassum hoặc Herba Sargassi) là toàn tảo rửa sạch phơi hay sấy khô của nhiều loài tảo khác nhau như Dương thê thái - Sangassum fusiforme (Harv). Setch., Hải khảo tử - Sargssum pallidum (Turn. C. Ag.) hoặc một loài tảo Sagssum sp. khác đều thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae).
Rung rúc - 老鼠耳. Còn gọi là rút dế, cứt chuột, đồng bìa. Tên khoa học Berchemia lineata (L.) DC. Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Ruối - 鵲腎樹 (鹊肾树). Còn gọi là Duối, snai (campuchia), som po, ta ko, re mo (Lào). Tên khoa học Streblus asper lour. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Ruột gà - 假馬齒莧 (假马齿苋). Còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích. Tên khoa học Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L. ) H. B. K (Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrofulariaceae).
Sả - 香茅. Còn gọi là cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao. Tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl (Sả)-cymbopogon flexuosus. Stapf (Sả chanh). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Sa nhân - 砂仁. Còn gọi là súc sa mật. Tên khoa học Amomum xanthioides Wall. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sa nhân (Fructus et Semen Amomi xanthioidis) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides). Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bóc lớp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên sa nhân; sa là cát, sỏi.
Sa nhân - Đậu khấu - 砂仁 - 豆蔻. Vấn đề sa nhân và đậu khấu hiện nay rất khó giải đáp chính xác. Với những tên đó, người ta dùng quả của nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dưới đây là một số vị thuốc chính nguồn gốc là những quả của nhiều loài cây họ Gừng: (1) Sa nhân (Fructus Amomi xanthioides); (2) Dương xuân xa (Fructus - Amomi villosi); (3) Đậu khấu còn gọi là bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi); (4) Tiểu đậu khấu (Fructus Cardamomi); (5) Hồng đậu khấu còn gọi là sơn khương tử (Fructus Alpiniae galangae); (6) Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai); (7) Ích trí nhân (Fructus Alpiniae yichi).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]