Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CỌ DẦU - 油棕

Còn gọi là palmier à huile.

Tên khoa học Elaeis guineensis Jacq.

Thuộc họ Dừa (Palmae).

CỌ DẦU, 油棕, palmier à huile., Elaeis guineensis Jacq., họ Dừa, Palmae

Cọ dừa - Elaeis guineensis

A. MÔ TẢ CÂY

Cọ dừa là một loại cây mọc đơn độc, cao 5 đến 15m. Thân thẳng đứng, có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 đến 0,60m.

Lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài, nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòng lá: 8 vòng bò ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều  ngược lại. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8m.

Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa dày đặc, cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu trong bẹ các lá già, áp sát thân. Hoa đực ở sâu trong những hố nhỏ của cuống chính. Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai.

Quả hình trứng, màu vàng hay đỏ, có vỏ quả ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiều sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng, có lỗ ở đầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10-20kg, gồm từ 1.000 đến 2.000 quả chứa từ 1 đến 3 hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi từ Ghinê đến Côngô. Nước sản xuất nhiều nhất ở châu Phi là Nigiêria.

Hiện nay đã được phổ biến trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á và châu Mỹ như Malaixia, Inđônêxia và Braxin.

Ở nước ta trước đây Pháp có nhập giống vào trồng thí nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc như Nghệ An, Hà Tĩnh (riêng vùng Hương Sơn có khoảng trên 1000 cây), Hà Nội, Quảng Bình, nhưng chưa được chú ý phát triển rộng. Gần đây Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm thổ sản có đề nghị phát triển trồng rộng rãi làm nguồn cung cấp dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì theo các nghiên cứu và thực tế ở nhiều nước thì cọ dầu là một loại cây cho dầu với năng suất cao nhất trên cùng một diện tích.

Như ở Tampany thì năng suất cọ dầu so với cây khác như sau:

So sánh năng suất các loại cây có dầu của Tampany

IMG

Nếu theo con số nghiên cứu của Jacoby và ước lượng hiện nay thì năng suất còn cao hơn

IMG

Cọ dầu cho hai loại dầu:

1. Dầu quả cọ (huile de palme) ép từ quả chín. Thường tiến hành ép tại chỗ, có khi người ta cho lên men rồi đun với nước cho dầu nổi lên rồi vớt. Hiệu suất thu được từ 65 đến 70% vỏ quả giữa.

2. Dầu nhân cọ (buile de palmiste) quả cọ hái về được phơi rồi thu lấy nhân (nếu vận chuyển đi xa thì để nguyên cả vỏ quả trong và nhân). Sau đó tiến hành ép tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi ép tập trung. Có thể dùng dung môi để chiết. Năng suất dầu trong nhân từ 50 đến 55%.

Toàn thế giới hiện nay sản xuất khoảng 1 triệu tấn dầu quả cọ và khoảng 500.000 tấn dầu nhân cọ.

Năm 1968, Nigiêria sản xuất 350.000 tấn dầu quả cọ, Malaixia 280.000 tấn, sau đến Côngô 210.000 tấn và Inđônêxia 180.000 tấn.

Cùng năm 1968, Nigiêria sản xuất 225.000 tấn nhân, Malaixia 63.000 tấn, Côngô 105.000 tấn, Inđônêxia 42.000 tấn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Dầu quả cọ (huile de palme) là một chất béo hơi đặc, có màu từ vàng cam đến vàng sẫm (do thành phần carote chứa trong dầu), ... Khi mới ép xong, mùi không rõ rệt, nhưng để lâu rất chóng bị khét.

Thành phần chủ yếu của dầu quả cọ là glyxerit của các axit panmitic, oleic và linoleic. Tùy theo nguồn gốc, axit panmitic thay đổi từ 32-45%, oleic từ 38-52%, linoleic từ 5-11%, ngoài ra còn stearic từ 2,2 đến 6,3%, myristic từ 0,6 đến 5,9%. Phần không xà phòng hóa được khoảng 0,3%; độ chảy 27-42º5, độ đông đặc 31-41º, trọng lượng ở  15ºC 0,920, chỉ số xà phòng hóa 199-202; chỉ số iôt 53,6-57,9.

Dầu nhân cọ (huile de palmiste) đặc ở 20º, màu trắng vàng nhạt. Gồm glyxerit của những axit béo có trọng lượng phân tử thấp hơn như axit lauric, axit myristic, axit oleic, trong đó lauric chiếm 46-52%, myristic 14-17%, oleic 13-19%, ngoài ra còn caprylic 3-4%, caproic 3-7%, panmitic 6-9%, stearic 1-2,5%, linoleic 0,5-2%.

Độ chảy 23-26º, độ đông đặc 20-23º, trọng lượng ở 15ºC 0,952, chỉ số xà phòng hóa 241-255, chỉ số iốt 10-23,4.

Xem vậy ta thấy thành phần dầu nhân cọ gần như thành phần của dầu dừa.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dầu quả cọ (huile de palme) được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn.

Ngoài ra  còn được dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400-600m/gkg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin.

Dầu nhân cọ (huile de palme) cũng cùng một công dụng như dầu quả cọ: Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc gội đầu, tinh chế thành macgarin.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hải sâm
02/07/2025 08:45 CH

- 海参. Còn gọi là đỉa biển - đỉa bề, sea-slug (Anh). Tên khoa học Stichopus selenka.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Tràm và tinh dầu tràm - 白千層 (白千层). Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, - smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp). Tên khoa học Melaleuca leucadendron L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cành non mang lá tươi hay phơi khô; (2) Tinh dầu tràm thường gọi là tinh dầu khuynh diệp; (3) Tinh dầu tràm tinh chế.
Trăn - 蚺蛇. Tên khoa học Python molurus (trăn mốc), Python reticulatus (trăn mắt võng). Thuộc họ Trăn (Boidae). Con trăn cho ta xương trăn để nấu cao làm thuốc.
Trân châu - 珍珠. Còn có tên là ngọc trai, bạng châu. Trân châu (Margarita, Perla, Pearl) là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria (Pinctada) martensii Dunker (Avicula martensii Dunker) thuộc họ Trân châu (Aviculidae hay Pteridae).
Trẩu - 石栗. Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin. Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.
Trầu không - 蒟醬 (蒟酱). Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Cămpuchia), hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.). Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tri mẫu - 知母. Tên khoa học Anemarrhena aspheloides Bunge. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri mẫu Anemarrhena aspheloides thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tri mẫu vốn tên là chi mâu do chi mâu là trứng con kiến, vì lúc mầm cây này mọc lên trông giống trứng con kiến, cho nên gọi tên. Sau đọc chệch thành tri mẫu.
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trúc nhự - 竹茹. Còn gọi là trúc nhị thanh, đạm trúc nhự. Tên khoa học Caulis Bvambusae in Taeniis. Trúc nhự là vị thuốc chế bằng cách cạo vỏ xanh của cây tre (Bambusa sp.), cây vầu (Phyllostachys sp.) và nhiều loại tre bương khác thuộc họ Lúa (Gramineae), sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi hay sấy khô.
Trứng cuốc - 斑果藤. Còn có tên là mắc năm ngoa (Viêntian), con go, mang nam bo (Thổ). Tên khoa học Stixis elongata Pierre. Thuộc họ Màn màn (Capparidaceae).
Tử uyển - 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.
Tục đoạn - 續斷 (续断). Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng). Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq. Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn. Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt.
Tục tùy tử - 續隨子 (续随子). Còn gọi là Thiên kim tử. Tên khoa học Euphorbia lathyris Lin. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tùng hương - 松香. Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao. Tên khoa học Resina Pini - Colophonium. Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Tỳ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Tỷ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Vải - 荔枝. Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Campuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trông làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy (Araceae). Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là co vo dinh (Thổ), han phan (Lào), kom ponh (Cămpuchia). Tên khoa học Aglaonema siamense Engl. Thuộc họ Ráy (Araceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]