Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY MỎ QUẠ - 穿破石

Còn gọi là hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch.

Tên khoa học Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur.

Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

CÂY MỎ QUẠ, 穿破石, hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch, Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., họ Dâu tằm, Moraceae

Cây mỏ quạ - Cudrania tricuspidata

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ thân mềm yếu nhiều cành, tạo thành bụi, có khi mọc thành cây nhỡ, chịu khô hạn rất khỏe, có nhựa mủ trắng, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó có tên Xuyên phá thạch có nghĩa là phá chui qua đá). Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai; gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây mỏ quạ).

Lá mọc cách, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm).

Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc.

Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Quả màu hồng họp thành quả kép. Mùa quả tháng 10-11.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mỏ quạ mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở những đồi hoang hay đất vườn. Cắt lấy những đoạn thân bánh tẻ đường kính 1-2cm, dài 15-25cm, cắm nghiêng, thường xuyên tưới nước cho tới khi bén rễ thì thôi.

Thường dùng lá tươi, có khi hái cả cành về nhà mới bứt lá riêng. Còn dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô. Vỏ ngoài màu vàng đất, vết cắt màu vàng nhạt, vị hơi tê tê.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Mới biết có hợp chất flavonoit.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lá mỏ quạ tươi gần đây được dùng chữa vết thương phần mềm theo kinh nghiệm của cụ lang Long (Hải Dương) như sau:

  Chủ yếu dùng lá mỏ quạ tươi, rồi tùy theo vết thương, thêm một hai vị khác.

  Lá mỏ quạ tươi lấy về rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì phải đắp cả hai bên, băng lại. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Thuốc rửa vết thương dùng là trầu không nấu với nước (40g lá trầu, 2 lít nước, nấu sôi đề nguội thêm vào đó 8g phèn phi, hòa tan, lọc và dùng rửa vết thương). Sau 3-5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần.

   Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/thong-bong) hai vị bằng nhau giã lẫn cả hai thứ đắp lên vết thương, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. 3-4 ngày sau lại thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi, là thòng bong, lá hàn the (Desmodium heterophyllum DC.) (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/han-the) ba thứ bằng nhau, cứ 3 ngày mới thay băng một lần để vết thương chóng lên da non.

   Sau 2-3 lần thay băng bằng 3 vị trên thì rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, ô long vĩ (bồ hóng) 8g, phèn phi 4g. Các vị tán mịn, trộn đều rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi (Tạp chí đông y và Sức khoẻ 4/1966, 5/1966).

Rễ được dùng trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc (Quảng Tây) làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bị đánh bị thương, phụ nữ kinh bế. Ngày dùng 10 đến 30g rễ dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm nhân dân, phụ nữ có thai không dùng được.

Chú ý nghiên cứu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thăng dược
07/07/2025 09:20 CH

- 升藥 (升药). Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây nhót tây - 枇杷葉 (枇杷叶). Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp. Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tây hay tỳ bà.
Cây ổi - 番石榴. Còn gọi là ủi, phan thạch lựu, gouavier. Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum Linn. Psidium Pyriferum L.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây rau má - 積雪草 (积雪草). Còn gọi là tích tuyết thảo, phanok (Vientian), trachiek kranh (Campuchia). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L. Trisanthus cochinchinensis Lour.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Cây rau má lá rau muống - 一點紅 (一点红). Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời. Tên khoa học Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura caluculata DC.). Thuộc họ Cúc asteraceae (Compositae).
Cây râu mèo - 貓須草 (猫须草). Còn có tên gọi là cây bông bạc. Tên khoa học Orthisiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây râu mèo hay bông bạc.
Cây rau ngót - 天綠香. Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây ráy - 海芋. Còn gọi là cây ráy dại, dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott). Thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây rùm nao - 粗糠柴. Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt. Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây sầu đâu rừng - 鴉膽子. Còn gọi là cây sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An). Tên khoa học Brucea javanica (L.) Merr. (Brucea sumatrana Roxb.). Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae). Cây sầu đâu rừng cho vị nha đảm tử (Fructus Bruceae hay Brucea hoặc Semen Bruceae) còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây sầu đâu rừng. Chớ nhầm quả này với quả xoan Melia azedarach L. thuộc họ Xoan (Meliaceae) người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ để trị giun, người ta cũng gọi quả xoan là khổ luyện tử (xem cây xoan ở mục các vị thuốc chữa giun sán).
Cây si - 垂葉榕 (垂叶榕). Còn gọi là cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Cămpuchia), bo nu xe (Phan Rang). Tên khoa học Ficus benjamina L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây sơn - 野漆樹 (野漆树). Còn gọi là tất thụ (Trung Quốc), arbre à laque (Pháp). Tên khoa học Rhus succedanea Linné - Rhus vernicifera D. C. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây sơn ngoài công dụng là một cây công nghiệp vì cho chất sơn, còn cho một vị thuốc mang tên can tất (can là khô, tất là sơn vì sơn để lâu ngày khô kiệt rắn lại dùng làm thuốc).
Cây sóng rắn Còn gọi là sóng rận, sóng rắn nhiều lá. Tên khoa học Albizzia myriophylla Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở nhiều tỉnh phía Nam người ta dùng cây này thay vị cam thảo.
Cây sữa - 糖膠樹 (糖胶树). Còn có tên là mùa cua, mò cua (Nam Bộ và nam Trung Bộ), tinpét (Viênta nin), popeal-khê (Cămpuchia). Tên khoa học Alstonia scholaris (L.) R. Br. (Echites scholaris L.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Chú thích về tên: Cây sữa vì loài cây có chất nhựa mủ trắng như sữa. Tên Alssonia scholaris vì gỗ cây này rất mịn, nhỏ, tại các trường học ở Ấn Độ dùng làm bảng viết cho học trò (scholaris là trường học). Người ta dùng vỏ cây phơi hay sấy khô làm thuốc.
Cây sui - 箭毒木. Còn gọi là cây thuốc bắn, nỗ tiễn tử, nong (Lào, vùng Viêntian). Tên khoa học Antiaris toxicaria Lesch., (A. innoxia Blume, Antiaris saccidoin Dalz.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có chất độc thường dùng chế tên thuốc độc, cần hết sức cẩn thận.
Cây sung - 優曇 (优昙). Còn gọi là lo va (Campuchia). Tên khoa học Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga (Miq.) King (Ficus chittagonga Miq., C. mollis Miq.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ta dùng nhựa cây sung làm thuốc.
Cây sừng dê - 羊角拗. Còn gọi là cây sừng trâu, dương giác nữa, dương giác ảo, hoa độc mao ư hoa tử, cây sừng bò. Tên khoa học Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et Arn, (Strophanthus divergens Graham, Penploca divaricata Spreng). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng hạt phơi hay sấy khô của quả sừng dê đã chín gọi là Semen Strophan thidi divaricati.
Cây tam thất - 三七. Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng Wall. (Panax repens Maxim.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).Tam thất (Radix psendo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được. Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Trong sách "Bản thảo cương mục" ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói "tam" = ba, có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm; "thất" = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Cây thạch lựu - 石榴. Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp. Tên khoa học Punica granatum L. Thuộc họ Lựu (Punicaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]