Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY KHÔI - 短柄紫金牛

Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân.

Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard.

Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).

CÂY KHÔI, 短柄紫金牛, cây độc lực, đơn tướng quân, Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem, Myrsinaceae

Cây khôi - Ardisia sylvestris

Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5-2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mình dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm; hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.

Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa: Tháng 5-7; mùa quả: Tháng 7-9.

Có nhiều cây khôi khác nhau, có thứ như mô tả ở trên, có thứ hai mặt lá đều xanh.

Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây khôi mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành - Ngọc Lạc - Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Quỳ), Ninh Bình (Nho Quan), Hà Tây (Ba Vì ).

Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa được nghiên cứu.

Mới đây Viện đông y và Bộ môn dược lý Trường đại học y dược có thí nghiệm sơ bộ nhưng mới đây có ít tanin và glucozit.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số kết quả sau đây:

   - Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ.

   - Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.

   - Làm yếu sự co bóp của tim.

   - Làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viên 108 thí nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80%-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

   - Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được ngủ được.

   - Nhưng với liều 250g một ngày thì làm bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khoẻ xuống dần nếu tiếp tục uống.

Tóm lại về mặt lâm sàng, kết quả chưa hoàn toàn tốt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lá khôi còn là một vị thuốc chữa đau dạ dày dùng trong nhân dân.

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactucaindica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Kết quả hiện chưa thống nhất, có người nói khỏi, nhưng cũng có người uống vào thấy mệt mỏi, đầy bụng khó chịu. Nhưng hiện nay cây lá khôi thành câu chuyện cửa miệng của những người tìm thuốc đau dạ dày cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây những hiểu biết hiện nay về cây này để tham khảo.

Còn cần nghiên cứu thêm nhiều mới có kết luận chắc chắn.

Liều dùng hằng ngày: 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có lá khôi: (Của Phân hội đông y Thanh Hóa)

   - Lá khôi 80g, lá bồ công anh 40g, lá nam khổ sâm 12g. Các vị trên phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè uống vào lúc đói. Có thể thêm cam thảo cho ngọt và thêm tác dụng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch cập
21/04/2025 07:40 CH

- 白芨. Tên khoa học Bletilla striata (Thunb.) Reichb. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp do đó có tên bạch cập.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Củ cốt khí - 虎杖根. Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học Reynaotria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.
Củ gió - 金果欖 (金果榄). Còn gọi là kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm. Tên khoa học Tinospora capillipes Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Củ khỉ - 野黄皮. Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí. Tên khoa học Murraya tetramera Huang-Murraya glabra Guill.Clausenia dentata(willd) Roem. Thuộc họ cam (Rutaceae).
Củ nâu - 薯莨. Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cúc áo - 天文草. Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cressdon de Para. Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc hoa - 菊花. Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine, [Chrysanthemum morifolium Ramat Chrysanthemum indicum Lour. (non L.)]. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (flos Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: Tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.
Cúc liên chi dại Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage. Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc mốc - 芙蓉菊. Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc tần - 欒樨 (栾樨). Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc trừ sâu - 除蟲菊 (除虫菊). Còn gọi là pyrèthre - chrysanthème vermicide et insecticide. Tên khoa học Chrysanthemum cinerariaefolium Vis. (Pyrethrum cinerariaefolium Trev, Pyrethrum cinerariaefolium DC.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng cụm hoa phơi hay sấy khô của cây cúc trừ sâu (Flos Pyrethri cinerariaefoli.). Ngoài cây cúc trừ sâu Pyrethrum cinerariaefolium Trev. người ta còn dùng hoa của nhiều loại cúc khác như Pyrethrum roseum M.B. (vùng Capcazơ), Pyrethrum carneum M.B.
Cửu lý hương - 臭草. Còn gọi là rue tetide, văn hương. Tên khoa học Ruta graveolens L. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đại bi - 艾納香 (艾纳香). Còn gọi là băng phiến, mai hoa băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, ngải nạp hương, ngải phiến, từ bi. Tên khoa học Blumea balsamifera (L.) DC. (Conyza balsamifera L. Baccharis salvia Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Băng phiến, (Bocneola hay Borneo - camphor) có thể do 3 nguồn gốc: (1) Chế từ gỗ cây long não hương (Dryobalanops aromatica Gaertn.) thuộc họ Dầu hoặc họ Song dực quả (Dipterocarpaceae). Cây này chưa thấy ở nước ta; (2) Chế từ cây đại bi hay từ bi hoặc từ bi xanh Blumea balsamifera DC., thuộc họ Cúc (Compositae). Cây này có ở nước ta và sẽ giới thiệu kỹ sau đây; (3) Chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học, không giới thiệu ở đây.
Đài hái - 油瓜. Còn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (Lào), Kigarasu-uri (Nhật). Tên khoa học Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. (Trichosanthes macrocarpa Blume). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Đại hoàng - 大黃. Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceaea). Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng; vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.
Đại phong tử - 大風子. Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlêthom (Cămpuchia). Tên khoa học Hudnocarpus anthelmintica Pierre. Thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Cây đại phong tử cho vị thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử. Tên Hydnocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy Lạp anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột. Phong là tên Đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi - tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
Đại phúc bì Là vỏ ngoài giữa phơi hay sấy khô của quả cau (xem cây cau). Thường các mảnh vỏ này được đập làm 2 mà phơi cho chóng khô.
Dâm bụt - 朱槿. Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì. Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đạm trúc diệp - 淡竹葉 (淡竹叶). Còn gọi là trúc diệp, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ. Tên khoa học Lophatherum gracile Brongn. (Acroelytrum japonicum Steud.). Thuộc họ Lúa (Gramineae). Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]