Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY CỦ ĐẬU - 沙葛, 地瓜

Còn gọi là củ sắng, măn phăo (Lào-Viêntian), krâsang (Cămpuchia), sắn nước (miền Nam).

Tên khoa học Pachyrhizus erosus (L.) Urb. (Dolichos erosus L.), Pachyrhizus angulatus Rich.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

CÂY CỦ ĐẬU, 沙 葛, 地 瓜, củ sắng, măn phăo, krâsang, sắn nước, Pachyrhizus erosus (L.) Urb., Dolichos erosus L., Pachyrhizus angulatus Rich, họ Cánh bướm Fabaceae, Papilionaceae

Củ đậu- Pachyrhizus erosus

Cây củ đậu cho ta rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc, cần chú ý khi sử dụng.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ hình như con quay lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng. Hình hơi quả trám dài 4-8cm, rộng 4-12cm, những lá phía dưới không đối xứng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12cm, rộng 12mm, ở khe các hạt hơi lõm  xuống. Trong quả có tới 9 hạt, đường kính chừng 7mm, hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt: tháng 11-12.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong rễ củ (củ đậu), sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước, 2,4% tinh bột, 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza), 1,46% protít, 0,39% chất vô cơ, không thấy có chất béo, không thấy có tanin, không có axit xyanhydric. Có men peroxyđaza, amylaza và photphataza.

IMG

Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm, 20,13% chất béo, 30,61% chất protit, 4,8% tanin, 5,85% tinh bột, 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt của đậu có một chất độc gọi là rotenon C23H22O6 và tephrosin C23H22O7.

Tỷ lệ rotenon trong hạt củ đậu khoảng từ 0,56-1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Rễ củ đậu không độc. Được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho dẻ nịn màng, khỏi nẻ.

Lá độc đối với cá và với loài nhai lại, nhưng không độc đối với ngựa.

Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung Quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200 lít nước).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc.

Đơn thuốc dùng hạt củ đậu

   Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt của đậu ngâm với nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5% đến 2% hoặc 4% trộn đều. Phun lên những cây bông, cây rau, cây thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24  giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cà dại hoa tím
23/04/2025 10:45 CH

- 刺天茄. Còn gọi là cà hoang, cà gai, cà hoang gai hoa tím. Tên khoa học Solanum indicum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Húng quế - 羅勒 (罗勒). Còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mreas preou (Campuchia), gand basilic, basilic commum. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. basilicum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hương bài - 山菅蘭 (山菅兰). Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan. Tên khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianella odorata Lamk. Dianella javanica Kunth., Dianella sandwicensis Hook. et Arn. Dianella nemorosa (L.) DC.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên hương bài dùng để chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
Hương lâu - 香根草. Còn gọi là cỏ hương bài, hương lau. Tên khoa học Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash.- Andropogon squarrosus Hack. Thuộc họ Lúa (Gramineae hay Poaceae).
Hương nhu - 香薷. Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ở Việt Nam có 2 loại cây hương nhu: (1) Hương nhu tía (Herba Ocimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu (Ocimum sanctum L.); (2) Hương nhu trắng (Herba Ocimi Gratissimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.). Tại Trung Quốc, tên hương nhu lại dùng để chỉ: (3) Hương nhu Trung Quốc (Herba Elsholtziae) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của một loài kinh giới Elsholtzia patrini Garcke hay của một loài gần giống Elsholtzia haichowensis. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm.
Hương phụ - 香附. Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus Linné. Thuộc họ Cói (Cyperaccae). Vị hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Huyết giác - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết kiệt - 山石榴. Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]