Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY CHỔI XUỂ - 崗松 (岗松)

Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao.

Tên khoa học Baeckea frutescens L.

Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

CÂY CHỔI XUỂ, 崗松, 岗松, cây chổi sể, thanh hao, Baeckea frutescens L., họ Sim, Myrtaceae

Chổi xuể - Baeckea frutescens

A. MÔ TẢ CÂY

Cây bụi cao 0,5-2m. Phân nhánh ngay từ gốc, thân và cành nhỏ, mềm, mùi thơm.

Lá mọc đối hình kim không có cuống, nhẵn bóng, dài chừng 1cm, chỉ có  một gân ở giữa, trên phiến lá nhỏ có những tuyến nhỏ, màu nâu.

Hoa trắng,  nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá. Lá bắc rất nhỏ bé, sớm rụng, nụ hoa hình chóp ngược. Ống đài chia 4-5 thùy, hình 3 cạnh hơi nhọn đầu. Cánh tràng  tròn, rời nhau, nhị 8-10, chỉ rất ngắn, có tuyến tròn nằm ở giữa đỉnh các ô phấn. Đĩa mật ẩn sâu trên bầu, bầu hạ, dính hoàn toàn vào ống đài, 3 ô rất  nhiều noãn.

Quả nang mở theo đường rách ngang. Hạt có cạnh, phôi thẳng.

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại rất phổ biến trên các đồi miền trung du Vĩnh Phú, Bắc Thái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng...

Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, trõng của người ốm nằm để chữa bệnh.

Một số địa phương đã bắt đầu dùng toàn cây (trừ bỏ rễ) hay hái cây về, phơi khô trong mát cho lá rụng hết, rồi dùng lá này cắt tinh dầu gọi là tinh dầu chổi xuể hay tinh dầu chổi, còn gọi là dầu chổi.

Người ta còn hái hoa cây chổi xuể phơi trong mát cho khô dùng làm thuốc. Chưa thấy đâu tổ chức trồng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tháng 12 năm 1971, Đỗ Tất Lợi và Trần Tố Hoa đã định lượng tinh dầu trong toàn cây chổi xuể (trừ rễ) thu hái ở Quảng Bình và Bắc Thái đã thấy hàm lượng tinh dầu trong toàn cây tươi là 5-7% (0,5-0,7%). Nếu để chờ cây khô, lá  rụng rối lấy lá cất tiêng (cành vẫn dùng làm chổi) thì tỷ lệ lá/thân rất cao: 11kg cây lá khô cho 5,7kg cành, thân và 5kg lá, hoặc cân 42g cành lá  rồi tách lá, thân riêng được 22,7g lá 19g cành. Nếu cất lá riêng được hàm lượng tinh dầu từ 10-30%o (1-3%). Do đó có đề xuất khai thác cây chổi xuể  rồi đợi khô, tách riêng lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu còn cành và thân  vẫn dùng làm chổi như trước.

Tháng 2 năm 1972 Phan Tống Sơn, Ngô Minh và Nguyễn Thu Huyền (Tạp chí Hóa học, 1974, 39-43) đã cất từ cây chổi xuể tươi thu hái ở Đông Triều, Quảng Ninh  được 0,5% tinh dầu.

Tinh dầu chổi xuể khi mới cất ra có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu giữa mùi tinh dầu khuynh diệp và mùi tinh dầu lavăng. Tỷ trọng d20=0,8760, nD20=1,4714, αD=+11o. Chỉ số axit 1,73, chỉ số este 18,24, chỉ số este sau khi axetyl hóa 42,60.

Phân tích thành phần tinh dầu chổi xuể cất từ cây chổi xuể mọc hoang dại ở Đông Tiều, Quảng Ninh thấy chứ 15% xineol, 35% +α thuyen và α pinen, 4% limonen, 14% ylangen và 18% thành phần chưa xác định được.

Chúng ta biết rằng tinh dầu chổi xuể mọc ở Biliton (Inđônêxia) chứa tới 58% α và β pinen, 7% xineol, khoảng 10% monotecpenancol gồm 1-linalo1, fenchylancol,  1-bocneol và I-α-tecpineol.

Một tinh dầu chổi xuể khác có tỷ trọng d27 0,883 và chứa một stearopten (hỗn hợp tác hydrocacbon parafinic).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Sơ bộ thử tác dụng đối với vi trùng theo cách thử kháng khuẩn của các chất  bay hơi cho thấy tinh dầu chổi xuể và các thành phần chủ yếu của nó (α thuyen, α pinen, xineol, linalo1) đều ức chế được Staphtllococcus aureus, Pneumoccus, Shi-gella flexneri; trừ α pinen, còn tất cả đều ức chế được Shigella shigae.

Tinh dầu chổi cũng như các thành phần trên đều không tác dụng đối với vi  trùng mủ xanh (Pseudomnas aeruginosa) (Tạp chí hóa học 1974, 40-41).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cho đến này, nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xuể làm chổi quét nhà, lá và cành dùng cho vào chum vại đựng đậu xanh hay quần áo để tránh nhậy, sâu bọ cắn hại.

Khi đau bụng, người ta thường nằm trên giường hay chõng có nan thưa, dưới gầm đốt cây chổi xuể.

Có người dùng lá và hoa cây chổi xuể sắc uống điều kinh nguyệt không đều là  6-8g dưới dạng thuốc sắc.

Người ta còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống để ăn ngon cơm, chóng đói, chóng hết huyết hôi.

Trước đây không thấy nhân dân cất tinh dầu để dùng. Chỉ thấy ở một số nơi cất cây chổi xuể cùng với cây tràm và bán hỗn hợp tinh dầu tràm và tinh dầu chổi xuể với nhau. Tại Hà Nội, trước và sau hiệp định Giơnevơ 1954 có một hiệu thuốc đông y sản xuất một loại thuốc mang tên "rượu chổi Hoa Kỳ" những lại dịch ra tên "American camphor alcohol" nghĩa là cồn long não, chứ không phải chế từ cây chổi xuể.

Với những kinh nghiệm trong nhân dân và những nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể khai thác cây chổi xuể cất tinh dầu dùng chế một số dầu xoa và uống chữa cảm cúm, đau nhức, ăn uống không tiêu như tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn làm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Mù mắt
04/05/2025 11:02 CH

- 馬醉草 (马醉草). Tên khoa học Isotoma longiflora Prest., Lobelia longiflora Willd., Laurentia longiflora (L.) Peterm. Thuộc họ Lobêli (Lobeliaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Niễng - 茭白. Còn gọi là cô mễ, giao cẩn, lúa miêu, của niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizania latifolia Turcz, (Zizania aquatica L., Zizapia dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseb., Limnochloa caduciflora Turcz.). Thuộc họ Lúa Poeceae (Gramineae). Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử. Giao bạch tử (Fructsus Zizaniae) là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]