Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BÒN BỌT - 毛果算盤子 (毛果算盘子)

Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây).

Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp.

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

bòn bọt, 毛果算盤子, 毛果算盘子, toán bàn tử, chè bọt, Glochidion eriocarpum Chaimp, họ Thầu dầu, Euphorbiaceae

Bòn bọt - Glochidion eriocarpum

Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.

A. MÔ TẢ CÂY

Bòn bọt là một loại cây nhỏ, lá mọc so le, cành non có màu đỏ tím, rất nhiều lông ngắn, trắng, cành già có màu xanh nhạt. Phiến lá nguyên, hình trứng, thuôn, đáy lá tròn, đầu lá thuôn nhọn, dài 6-8cm, rộng 2-3cm, hai mặt phiến có nhiều lông ngắn, màu trắng, mặt dưới nhiều lông hơn, thoạt trông giống như lá mơ lông. Cuống lá ngắn 1-1,5mm, có 2 lá kèm nhỏ hình như 2 gai nhọn, mềm. Hoa rất nhỏ, đơn tính, mọc ở kẽ lá, thành cụm 3 hay 4 hoa một, 1 hoa đực, 2 hay 3 hoa cái. Hoa đực có cuống ngắn, màu trắng, dài 5mm, với 6 lá đài màu vàng nhạt. Đường kính của lá đài chỉ chừng 5mm, trên lá đài cũng có nhiều lông nhỏ màu trắng. Hoa cái không có cuống, nhỏ hơn. Quả hình bánh xe, khi chín có màu đỏ, 4 đến 5 lá noãn. Mùa hoa vào các tháng 3-4.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang (Hà Bắc). Hái cành và lá về phơi khô, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy có saponin, loại sterolic tanin. Những chất khác chưa rõ (tác giả Đỗ Tất Lợi, 4-1964).

Trong một loài bòn bọt Glochidion macrophyllum Benth., người ta chiết được friedelan 3-ol, glochidon C30H48O, glochidonol C30H48O2, glochidion C30H50O2, β sisosterol. Lá chứa 3 β friedelan, β sitosterol (J. Chem. Soc. (C), 1971, 1004 và Phytochemistry 1970, 9, 1099).

glochidonol, C30H48O2, glochidion, C30H50O2

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Có nơi dùng lá giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn độc cắn. Nếu chưa cứng hàm có thể nhai nuốt nước. Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.

Mới đây, Bệnh viện Quân y 108 và Bệnh viện Bắc Giang dùng chữa một số trường hợp phù thận do thiếu dinh dưỡng và phù suy tim có kết quả. Tuy những trường hợp theo dõi chưa nhiều, nhưng cách dùng đơn giản, kết quả rất khả quan.

Cách dùng như sau: 100g lá bòn bọt khô, sắc với 900ml nước, cô còn lại 300ml. Ngày dùng trung bình 100ml nước sắc tương đương với hơn 30g lá khô.

Đã dùng điều trị 11 trường hợp phù thận kinh, khỏi phù 9 ca, còn 2 ca chết do phù toàn thân có cổ trướng bị phù đi, phù lại nhiều lần, lâu ngày urê huyết đã lên tới trên 1g/lít; chữa 8 ca phù suy tim khỏi 3, không khỏi 4, 1 ca chết do bệnh van tăng mạo vào viện đã nặng và chết sau 2 ngày vào viện; điều trị 3 ca do phù thiếu dinh dưỡng, khỏi cả 3.

Các tác giả đã đi tới kết luận rằng bòn bọt có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, đặc biệt trên phù thận kinh và phù do thiếu dinh dưỡng, làm phù rút nhanh chóng (thường có tác dụng từ ngày thứ 2 thứ 3 trở đi); sau khi rút hết phù, số lượng nước tiểu có rút xuống, nhưng không phù trở lại; trên phù thận sau khi khỏi phù, trong nước tiểu vẫn còn những chất bất thường, tuy định lượng có giảm hơn so với lúc chưa điều trị. Phù suy tim cho kết quả thất thường, đối với trường hợp suy tim mới, còn bù trừ được thì có kết quả, còn trong phù do suy tim lâu do các bệnh van tim thì không thấy có kết quả. Thời gian rút phù trung bình là 15 ngày với những ca  phù toàn thân, là 7 ngày với những ca phù nhẹ ở chân và mặt.

Các tác giả nhận xét không thấy biến chứng gì khác về lâm sàng trong khi sử dụng bòn bọt (Lê Quang Mỹ và Huệ Liên, Bệnh viện Bắc Giang, Y học thực hành 8-1963).

Cần chú ý nghiên cứu thêm.

Chú thích:

    - Có tác giả xác định cây này là Glochidion volutinum Wight. Cần phải kiểm tra lại.

    - Trung Quốc còn dùng cây Glochidion puberum (L.) Hutch, cùng họ, cùng công dụng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây si
28/04/2025 07:48 CH

- 垂葉榕 (垂叶榕). Còn gọi là cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Cămpuchia), bo nu xe (Phan Rang). Tên khoa học Ficus benjamina L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mắc kẹn - 七葉樹 (七叶树). Còn gọi là bàm bàm, ma keyeng, may kho, marronier. Tên khoa học Aesculus sinenisis Bunge. Thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mắc nưa - 柿油樹. Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mạch ba góc - 蕎麥 (荞麦). Còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai, Yên Bái). Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Cilib). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết rutin.
Mạch môn đông - 麥門冬. Còn có tên là mạch đông, cây lan tiên. Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đông.
Mạch nha - 麥芽. Tên khoa học Maltum. Mạch nha chính thức là hạt lúa mạch Hordeum sativum Jess. var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae) cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60 độ. Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Muốn có thóc nẩy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sãy hết trấu mà dùng.
Mai mực - 海螵鞘. Còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt. Tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, Sepiaandreana Steen-Strup. Thuộc họ Cá mực (Sepiidae). Ô tặc cốt - Os Sepiae là mai rửa sạch, phơi khô của con mực nang hay mực ván (Seppiaesculenta Hoyle) hoặc của con mực ống, mực cơm (Sepiidae) nhưng chủ yếu là mực nang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ. Tên ô tặc vì theo cách sách cổ, con cá mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi trên mặt nước, chim tưởng là xác chết, bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống nước ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nói xương của giặc đối với quạ. Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại gặp ở ngoài bể (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Mâm xôi - 粗葉懸鉤子 (粗叶悬钩子). Còn gọi là đùm đũm. Tên khoa học Rubus alceaefolius Poir. (Rubus fimbriifeus Focke). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Màn kinh tử - 蔓荊子. Còn gọi là kinh tử, vạn kim tử, quan âm, thuốc kinh, thuốc ôn, đẹn ba lá. Tên khoa học Vitex trifoolia L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Màn kinh tử (Fructus Viticis) là quả chín phơi hay sấy khô của cây quan âm hay cây màn kinh, còn gọi là cây thuốc ôn. Màn là mọc lan ra, kinh là gai. Thứ cây này mọc lan ra mặt đất, nên gọi tên như vậy.
Mần tưới - 澤蘭 (泽兰). Còn gọi là hương thảo, lan thảo, Ayapana du Tonkin. Tên khoa học Eupatorium staechadosmun Hance. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Măng cụt - 山竺、山竹子. Còn gọi là sơn trúc tử, mangoustanier. Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttferae). Tuy mang tên sơn trúc tử tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không có cây này, vẫn phải nhập từ nước ngoài vào.
Màng tang - 澄茄子. Còn gọi là tất trừng già. Tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers. Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Mang tiêu - 芒硝. Còn gọi là phác tiêu, huyền minh phấn. Tên khoa học Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis. Mang tiêu (Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis) là muối natri sunfat thiên nhiên tinh chế mà thành. Huyền minh phấn (Natrium Sulfuricum exciccatum) còn gọi là nguyên minh phấn, hay phong hóa tiêu là mang tiêu khử hết nước.
Mật động vật (đởm) Đông y và Tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng Tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn Đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, mật dê, mật lợn, mật bò, mật trăn, mật rắn, mật gà, mật cá chép, .v.v.
Mật gấu - 熊膽 (熊胆). Còn gọi là hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài gấu ngựa Selenarctos thibetanus G. Cuvier. có khoang như chữ V trắng ở ngực. Đôi khi có loài gấu chó hay gấu đen, gấu xám (hiếm hơn) Ursus arctos lisiotus Gray.
Mật lợn, mật bò - 豬膽, 牛膽 (猪胆, 牛胆). Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc đem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Mật mông hoa - 密蒙花. Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông. Tên khoa học Buddleia officinalis Maxim., (Buddleja madagascariensis Hance). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Mật mông hoa (Flos Buddlejae), là nụ hoa hoặc cụm hoa của cây mật mông hoa phơi hay sấy khô.
Mặt quỷ - 羊角藤. Còn gọi là đơn mặt quỷ, dây đất, nhầu đó, cây ganh, khua mak mahpa (Lào). Tên khoa học Morinda umbellata L. (Morinda scandens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Máu chó - 小葉紅光樹 (小叶红光树). Còn gọi là muscadier à suif. Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms). Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]