Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BÈO CÁI - 浮萍

Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu.

Tên khoa học Pistia stratiotes L.

Thuộc họ Ráy (Araceae).

bèo cái, 浮萍, đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu, Pistia stratiotes L., họ Ráy, Araceae

Bèo cái - Pistia stratiotes

A. MÔ TẢ CÂY

Bèo cái là một loài cây mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Lá mọc từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng dài độ 2-10cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, những lá ở giữa nhỏ hơn. Thứ mặt trên xanh, dưới hơi tía là tốt. Cụm hoa nhỏ mọc từ giữa các lá, có mo màu trắng nhạt, hình ống không đều. Quả hình quả mọng có nhiều hạt xù xì.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Bèo cái được trồng ở khắp các nơi có hồ ao ở nước ta, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác như miền Hoa Nam, Hoa Đông (Trung Quốc), Malaixia, Philipin, Lào, Cămpuchia.

Người ta dùng toàn cây, có thể hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa Hạ là mùa, cây có hoa. Thường dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt. Có khi phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Bèo cái đã được nhiều người nghiên cứu.

Theo báo cáo của Sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp Hoa Trung thì trong bèo cái có nước 93,13%, chất khô 6,87%, chất hữu cơ 5,09%, chất prôtit thô 0,63%, chất béo thô 0,29%, xenlulôza 1,24%, chất không chứa nitơ 2,93%, tro 1,78%, phốt pho 0,185%.

Theo Watt, trong tro của bèo cái có chứa tới 75% kali clorua và 25% kali sunfat.

Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước. Chưa xác định được.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Bèo cái là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân. Thường dùng ngoài (nước sắc) để rửa mụn nhọt nơi mẩn ngứa, dùng uống trong chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, hen, xuyễn, thông kinh nguyệt, lợi tiểu tiện.

Dùng ngoài: Không kể liều lượng.

Dùng trong: Ngày có thể dùng 50-100g bèo cái tươi. Có thể tăng lên tới 200g tươi.

Những đơn thuốc dùng bèo cái trong nhân dân:

    1. Dùng chữa eczêma: Số lượng bèo cái tùy theo nơi chữa to hay nhỏ, đem về rửa sạch bằng nước thường 3-4 lần, thêm ít muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczêma. Thường chỉ đắp 1-2 lần chỗ mẩn không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 hôm là khỏi hẳn. Đồng thời với việc đắp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa kim ngân, bồ công anh, .v.v.v.

    2. Đơn thuốc chữa mẩn ngứa: Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hằng ngày. Dùng trong 2-3 ngày.

    3. Đơn thuốc chữa hen xuyễn: Bèo cái 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa một lần bằng nước muối. Vẩy cho ráo nước giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc vào và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen xuyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng, có khi tới 3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa (Y học thực hành 5 - 1952:32).

    4. Chữa mụn rộp loang vòng: Rửa sạch vết loét bằng nước sắc bèo cái, rắc lên đấy bèo cái đã đốt thành tro.

Ngoài công dụng trên, bèo cái còn được dùng phối hợp với xà phòng để tẩy các vết trên vải, quần áo, chai, nồi có dầu mỡ, ngâm bèo cái vài ngày sẽ rửa rất chóng sạch.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sấu
28/04/2025 01:46 SA

- 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Gai tầm xoọng - 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Giổi Còn gọi là hạt giổi, cây giổi. Tên khoa học Talauma gioi Chev. Thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]