Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BẠCH QUẢ - 白果

Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.

Tên khoa học Ginkgo biloba Lin.

Thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).

BẠCH QUẢ, 白果, ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus., Ginkgo biloba Lin., họ Bạch quả, Ginkgoaceae

Bạch quả - Ginkgo biloba

A. MÔ TẢ CÂY

Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống.

Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi.

Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nguồn gốc ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng ở Trung Quốc, một ít ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh.

Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân.

Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Nam Triều Tiên.

Theo tạp chí La presse médicale 1986, 15, 31, lá bạch quả được dùng chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux. Sấy khô đóng bao chuyển về nơi chế biến sản phẩm bạch quả.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nhân bạch quả chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường.

Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

Lá bạch quả chứa hai loại hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.

Các hợp chất flavonoic (ginkgo - flavon glucozit) là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol (quercetin, kaempferol, và isorhamnetin) phần đường là glucoza và rhamnose. Ngoài ra còn có một ít proanthocyanidin.

Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite (là những ditecpen) và bilobalit (một sesquitecpen) có vị đắng.

Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydrokinurenic, kinurenic, parahydrobenzoic, vanillic.

IMG

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi chứng khỏi được chứng hư tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.

Bạch quả ăn sống giáng (hạ) được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.

Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.

Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột.

Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kém trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn.

Đơn thuốc có bạch quả dùng trong nhân dân:

   - Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải là như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy ướt xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Ngày 3-4 quả như vậy. (Trích trong Bí uẩn phương).

   - Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao, các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml. Sắc ba lần. Gạn lấy nước, chia uống trong ngày. (Nhiếp Sinh Phương).

   - Chữa đi đái luôn, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Chóc gai
25/04/2025 12:04 SA

- 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thạch hộc - 石斛. Còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, kim thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Tên khoa học Dendrobium sp. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc (Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loài thạch hộc hay hoàng thảo như Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium simplicissimum Kranzl., Dendrobium dalhousieanum Wall., Dendrobium gratiosissimum Reichb., Dendrobium crumenatum Sw., v.v... Vị thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá, do đó có tên (thạch: đá; hộc: cái hộc).
Thạch quyết minh - 石決明. Còn gọi là cửa khổng, cửa khổng loa, ốc khổng, bào ngư. Tên khoa học Haliotis sp. Thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda), ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) là vỏ phơi khô của nhiều loài bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (cửa khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (bào đại não) và Haliotidis ovina Gmelin (dương bào). Tên là thạch quyết minh vì là một vị thuốc giống đá (thạch) lại có tính chất làm tan màng, sáng mắt. Còn cửu khổng hay ốc khổng vì ở mép vỏ của bào ngư có một hàng lỗ nhỏ từ 7 đến 13 lỗ (thường là 9 lỗ), tức là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở.
Thạch vĩ - 石韋 (石韦). Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo. Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Thần khúc - 神曲. Còn gọi là lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc. Tên khoa học Massa medicata fermentata. Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn mùa cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v... Nhưng thần khúc không phải do một cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô. Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch), những ngày này theo mê tín cũ là những ngày các thần hội họp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần = ông thần). Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì vậy còn có tên kiến thần khúc (thần khúc của Phúc Kiến).
Thàn mát - 鬧魚崖豆 (闹鱼崖豆). Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).
Thăng ma - 升麻. Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên thăng ma. Những vị thăng ma thường gặp là: (1) Thiên thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae) - là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (2) Bắc thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae dahuricae) - là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma - (Cimicifuga dahurica Maxim.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (3) Tây thăng ma - Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) - là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (4) Quảng đông thăng ma (Radix Serratulae) - là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis S. Moore.) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Thanh cao - 青蒿. Còn gọi là thảo cao, hương cao, thanh hao. Tên khoa học Artemisia apiacea Hance. Thuộc họ Cúc Artemisia (Compositae). Thanh cao (Herba Artemisiae apiaceae) là toàn bộ phận trên mặt đất cây thanh cao phơi hay sấy khô. Tên thanh hao còn dùng để chỉ một cây nữa (xem chú thích ở dưới) cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Thanh cao hoa vàng - 黄花蒿. Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao. Tên khoa học Artemissia annua L. Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]