Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Nội dung cần chú ý khi giới thiệu hay điều tra cây thuốc hay đơn thuốc

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 14/12/2024 06:21 SA

IMG

Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn người giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc, chúng ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau này.

   1. Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết liên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu dương.

   2. Tên cây thuốc: giống như phần làm mẫu cây thuốc khô.

   3. Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm  mẫu cây khô.

   4. Mô tả cây thuốc hay vị thuốc.

   5. Dùng toàn cây hay những bộ phận nào của cây: rễ, thân, lá, hay hoa quả. Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau.

   6. Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái. Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. Ví dụ bồ công anh, ma hoàng.

   7. Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô. Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nên nhớ rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị thuốc khô.

   8. Bào chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tẩm gì? Vì dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì không có tác dụng tẩy. Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

   9. Liều lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày. Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm.

   10. Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó không phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay.

   11. Đây là kinh nghiệm của bản thân hay kinh nghiệm của gia đình? Có được sử dụng rộng rãi không? Đã chữa được nhiều người có kết quả chưa? Có phải kiêng khem gì không?


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bình vôi
06/05/2025 08:02 CH

Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom (Thổ). Tên khoa học Stephania rotunda Lour. [Stephania glabra (Roxb.) Miers.]. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phìn ra thành củ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]